Bé có thể trở thành một người thích giúp đỡ người khác, hoặc chỉ muốn người khác phục vụ mình. Bé có thể có tính cẩn thận hoặc cầu thả; có thể giàu trí tưởng tượng hoặc đơn điệu; có thể biết tiếp thu các ý kiến phê bình, hoặc không tiếp thu được. Bé có thể trở thành người năng động, sáng tạo, người lãnh đạo, hoặc người thụ động, phụ thuộc... Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, cách cư xử hàng ngày, hành vi đạo đức của cha mẹ và của những người xung quanh bé (ông bà, anh chị...). Bạn nên hướng dẫn cho bé cách giải quyết các vấn đề; Cũng như bạn nên chấp nhận ngay các quyết định của bé không hoài nghi, tranh cãi. Từ từ bạn sẽ nâng cao trách nhiệm của bé trong các công việc, bằng cách giao cho bé những nhiệm vụ khó dần, nhưng bạn phải sẵn sàng giúp đỡ khi bé yêu cầu. Nếu bé không thực hiện được, hoặc thực hiện sai nhiệm vụ bạn giao thì đừng quát mắng bé, mà biến điều đó thành một trò đùa, vui nhẹ nhàng, sau đó giảng giải và hướng dẫn để bé làm lại. Nên để bé tự chơi các trò chơi, leo trèo các bậc thang... đồng thời bạn cũng phải dành những khoảng thời gian đặc biệt trong ngày để cùng chơi với bé, và luôn luôn đồng cảm với những khó khăn hoặc sự đau đớn của bé. Bạn hãy thể hiện cho bé biết rằng bạn rất hài lòng khi bé vui vẻ thực hiện các yêu cầu của mọi người xung quanh. Điều này sẽ càng khích lệ sự hào phóng, hứng thú của bé. Nếu bé là con một thì bạn lưu ý kiềm chế các đòi hỏi không phù hợp của bé, đừng biến bé thành những người ích kỉ. Bé thích nghe các cuộc hội thoại giữa những người lớn, thích nói xen các câu nói của mình vào khi người lớn đang nói chuyện. Bé thích tiếp xúc và bắt chước những người lớn tuổi. Bé yêu mến những người thân trong gia đình, yêu các con vật nhỏ (chó, mèo...); Thích chơi bên cạnh, nhưng không chơi cùng với các trẻ khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được chơi bên cạnh những trẻ khác, nhưng bảo đảm phải có đủ số lượng đồ chơi giống nhau cho số trẻ chơi, thì trẻ mới không tranh giành đồ chơi của nhau. Bé bắt đầu thích mặc quần áo mới, đẹp... Bé bắt đầu biết vẽ nguệch ngoạc; xếp được tháp bằng bốn khối gỗ. Biết giở sách ; biết cài cúc, mở cửa... và đặc biệt bé thích táy máy chọc tay vào các lỗ (lỗ phích điện, chai...)... Do vậy, trẻ ở tháng tuổi này, bạn lại càng lưu ý đừng để các vật độc hại, nguy hiểm trong tầm tay với của bé và phải thường xuyên để mắt tới mọi hành động của bé. Bạn nên khuyến khích bé tự mặc quần áo, tập cài khuy; cho bé giấy, bút màu để bé tập vẽ... Đến những tháng tuổi này, ngoài các câu đơn một từ, bé đã có thể nói được câu cụm từ, đây là hình thức câu đầu tiên được tạo thành do sự liên kết các từ. Song câu cụm từ của bé chưa phân định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ... trong câu, phần lớn là câu hại từ. Ví dụ: "Mèo đấy" (18 tháng); "Chị quạt" (20 tháng)... Dần dần bé mới sử dụng được câu đơn đầy đủ có hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ - ví dụ: "con ăn nho" (22 tháng). Vốn từ của bé có khoảng 30 từ: xuất hiện các từ sở hữu như "của con"; từ phủ định "không phải", "con không ăn"..., bé bắt đầu biết hỏi các câu hỏi đơn giản như: "Mẹ đâu?" và biết trả lời "ở đây"... Biết đòi đồ ăn uống, đồ chơi, đi bộ... có thể khóc, lăn lộn... để bạn đáp ứng các yêu cầu của bé, cũng như để thu hút sự chú ý của bạn. Tuy nhiên trật tự từ trong các câu nói của bé còn lộn xộn. Ví dụ: "cài cổ cúc", cất thìa mẹ đi"; "em đội thử vừa xem nhé"... (24 tháng). Hoặc bé còn nói lắp, nói ngọng, phát âm sai các âm khó như l-n, t-đ. Bạn hãy sử dụng các tính từ ở bất cứ chỗ nào mà bạn có thể, đầu tiên là các tính từ như: nóng, lạnh, giỏi, ngoan, hư, xinh (nước nóng, nước lạnh, bé ngoan, búp bê xinh...); cũng như bạn chú ý dùng các trạng từ chỉ địa điểm: ở đâu, trên, trên cao, dưới, bên cạnh... Bạn luôn nhớ một điều đừng ép bé học nói và đừng so sánh bé với những trẻ khác, vì sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau. Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn đồ chơi cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi Comments are closed.
|
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|