Cúm mùa hay cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng do virus cúm gây ra khi thời tiết thay đổi. Có nhiều yếu tố khiến bạn dễ dàng mắc như thói quen sinh phòng bệnh hằng ngày sẽ và hệ miễn dịch. Bài viết cung cấp cho bạn 4 cách phòng bệnh cúm mùa hiệu quả. Cúm theo mùa là gì? Cúm mùa hay cúm theo mùa là từ dùng để chỉ các đợt bùng phát cúm thường xảy ra vào mỗi mùa đông, khi khí hậu bắt đầu se lạnh. Các đợt bùng phát xảy ra hàng năm do vi rút cúm trải qua những thay đổi di truyền liên tục nhưng tương đối nhỏ được gọi là "trôi dạt kháng nguyên". Sự trôi dạt kháng nguyên ngăn cản con người phát triển khả năng miễn dịch suốt đời với cúm. Những người bị cúm một năm sẽ phát triển khả năng miễn dịch với chủng cúm của năm đó, nhưng có thể sẽ dễ bị nhiễm chủng của năm sau vì cấu trúc gen của nó sẽ thay đổi đôi chút. Giảm nguy cơ nhiễm trùng cúm mùa Cúm theo mùa (cảm lạnh) được truyền qua các giọt nhỏ có chứa virus. Những người bị bệnh phun ra các giọt truyền bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Vi rút có thể tồn tại trên quần áo, khăn tay và đồ vật trong vài giờ. Nếu một người khỏe mạnh tiếp xúc với vật liệu chưa mầm bệnh rồi đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt. Virus cúm có thể xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy. Đây là cách người bình thường có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng có thể được giảm thiểu thông qua các quy tắc ứng xử vệ sinh đơn giản: Vệ sinh tay Tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các vật thể xung quanh môi trường sống. Điều này gia tăng nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh, trong đó có virus cúm mùa. vì thế rửa tay thường xuyên nhiều lần trong ngày giúp giảm số lượng mầm bệnh trên tay. Việc thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng chuyên dụng, giúp bạn không chỉ bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng cúm mà còn ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh khác trên tay. Trong cuộc sống hàng ngày, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng tương đương với chất khử trùng tay. Nếu không thể rửa tay khi đang di chuyển hoặc khi đi du lịch, có thể sử dụng chất khử trùng tay hoặc nước rửa tay khô. Các sản phẩm này hoàn toàn có thể mua ở các siêu thị và hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Dùng khăn tay khi ho Ho và hắt hơi vào khăn tay dùng một lần. Nếu bạn không có khăn tay trên tay, hãy ho và hắt hơi vào chỗ gấp ở khuỷu tay. Đây là vùng hiếm khi chạm vào những vị trí cơ hội để virus phát tán như khi ho/hắt hơi vào lòng bàn tay của bạn. Điều này sẽ làm giảm sự lây lan của vi rút qua tay dễ khiến nó phát tán ra bên ngoài môi trường. Dùng khăn tay hắt hơi một lần, hạn chế tái sử dụng. Nếu khăn vải thì nên được giặt và sát khuẩn cẩn thận. Giữ khoảng cách Trong những thời điểm có nhiều người bị cúm theo mùa (thường là vào đông), bạn nên tránh các đám đông càng nhiều càng tốt. Cũng nên tránh bắt tay lịch sự và ôm thân thiện nếu một người bị cảm hoặc cảm thấy không khỏe. Việc này góp phần hạn chế nguy cơ xâm nhập virus cúm vào cơ thể. Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy giữ khoảng cách an toàn với những người khỏe mạnh. Nếu bạn bị cúm rất dễ lây lan, bạn nên ở nhà hoàn toàn. nếu có ra đường hãy luôn trang bị sẵn cồn sát khuẩn, khẩu trang và khăn tay dùng 1 lần. Bằng cách này, bạn sẽ giảm sự lây truyền của virus cúm và không gây nguy hiểm cho người khác. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm hệ miễn dịch đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Không khí trong lành không khí trong lành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một sức khỏe tốt. Hãy thường xuyên thông gió cho phòng khách và phòng làm việc mà bạn đang ở để tạo sự thoải mái và có một tinh thần tốt hơn. Tận dụng thời gian nghỉ ngơi để tận hưởng không khí trong lành. Tránh các căng thẳng sẽ khiến cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Cúm theo mùa khác với cúm đại dịch như thế nào?
Đại dịch cúm là một loại vi rút cúm "mới" chưa lưu hành ở người, do đó con người có rất ít hoặc không có khả năng miễn dịch chống lại nó. Virus có thể gây bệnh hoặc tử vong nghiêm trọng. Vì virus có thể lây lan dễ dàng từ người sang người, nên nó lây lan trên toàn cầu. Mức độ nghiêm trọng của đại dịch phụ thuộc vào đặc tính của vi rút. Một số gây bệnh nặng hơn và dễ lây nhiễm hơn những loại khác. Người ta không biết chính xác một đại dịch cúm phát sinh như thế nào và không ai biết khi nào một đại dịch khác sẽ xảy ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu và biện chứng lịch sử cho thấy một đại dịch khác là không thể tránh khỏi. Các chủng cúm gia cầm A là H5N1 và H7N9 có khả năng gây đại dịch và đang được theo dõi cẩn thận trong trường hợp chúng có khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Kết luận Cúm mùa là bệnh không quá nghiêm trọng và sẽ trở lại vào những mùa nhất định và khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Hãy luôn đảm bảo rằng bản thân trang bị đủ các kiến thức để giảm nguy cơ nhiễm trùng cúm khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của đại dịch cúm cao hơn nhiều so với cúm mùa. Vì thế bạn bạn càng không được lơ là trước các dấu hiệu báo trước. Xem thêm thông tin về Cúm A và các điều trị tại đây: https://vnvc.vn/cum-a/ Thế nào là suy dinh dưỡng thể thấp còi? Suy dinh dưỡng thể thấp còi là một dạng của suy dinh dưỡng, thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, theo đó trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao chuẩn theo độ tuổi. Suy dinh dưỡng thể thấp còi là hậu quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, khi mắc suy dinh dưỡng thể thấp còi khi còn nhỏ thì khi trưởng thành có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế về phát triển chiều cao và dễ mắc bệnh hơn so với những người khác. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, trong đó vai trò của cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng của trẻ Ngoài ra, còn một số thể suy dinh dưỡng khác cũng rất phổ biến ở trẻ, bạn có thể đọc thêm các bài sau: Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi như:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là chiều cao của trẻ thấp hơn chiều cao chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính. Ngoài ra ở trẻ còn có một số dấu hiệu sau:
Điều trị suy dinh dưỡng thể thấp còi Phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị suy dinh dưỡng thể thấp còi là tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn:
>> Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì
Sau khoảng thời gian nghỉ Tết dài ngày chắc hẳn nhiều bạn đang cảm thấy lo lắng vì vòng eo, cân nặng của mình đang tăng lên đáng kể. Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giảm cân sau tết với các bài tập và cách ăn uống hợp lý để bạn lấy lại vóc dáng thanh mảnh như trước. Chi tiết cách giảm cân sau tết nhanh và hiệu quả 1. Chế độ ăn uống Đây là thời điểm bạn cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình sau khi nạp một lượng lớn cao từ các món ăn ngày tết như bánh chưng, hột vịt kho thịt, các loại bánh mứt, … Vậy làm sao để có được một chế độ ăn uống khoa học để giảm béo sau Tết? Cơ thể chúng ta cần được cung cấp đầy đủ 4 nguồn dưỡng chất cho hoạt động cơ thể hằng ngày là: chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiếu 1 trong 4 chất đều làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng. Điều bạn cần làm để có chế độ dinh dưỡng ngày tết lành mạnh, hợp lý là cần cân bằng đủ 4 dưỡng chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn, hạn chế đồ ăn vặt và các gia vị có hại cho sức khỏe. >> Xem thêm: Thực phẩm ít calo 2. Ngủ đủ giấc, giảm thiểu căng thẳng Đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị thay đổi khi mỗi ngày Tết đến, xuân về. Việc gặp gỡ bạn bè, tiệc tùng, vui chơi sẽ làm bạn thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Khi thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ thấy uể oải, không muốn vận động, đồng thời não bộ sẽ kích thích sự thèm ăn để duy trì năng lượng hoạt động cơ thể, đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân trong dịp Tết. Đồng thời thiếu ngủ sẽ làm đầu óc căng thẳng, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể, có thể gây táo bón. 3. Đảm bảo lượng đạm trong khẩu phần ăn Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ bắp và sức khỏe. Thiếu protein sẽ làm cơ thể mất cơ, không còn sức để hoạt động. Đồng thời, protien còn có tác dụng giúp bạn nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn. 4. Uống nhiều nước Bạn cần đảm bảo uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước không những giúp thanh lọc cơ thể mà còn tốt cho da dẻ, vóc dáng của bạn, giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, giảm phóng được chất béo dư thừa. 5. Không bỏ bữa ăn sáng Cơ thể cần năng lượng để hoạt động cả ngày, do đó bữa sáng rất quan trọng. Bạn cần nạp đủ năng lượng cho cơ thể vào đầu ngày để đánh thức cơ thể. Nếu bạn nhịn ăn sáng, cơ thể sẽ có nhu cầu nạp năng lượng nhiều hơn vào buổi trưa, việc dồn bữa sẽ làm bạn ăn nhiều hơn, lượng năng lượng nạp vào nhiều sẽ dễ tích tụ thành mỡ thừa, khiến bạn tăng cân. 6. Chăm chỉ tập thể dục Bạn cần duy trì chế độ tập luyện dù là ngày thường hay ngày Tết. Tập thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe, đồng thời đốt cháy mỡ thừa giúp bạn duy trì được vóc dáng thon gọn trong những ngày Tết Nguyên Đán. Béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới và đang nổi lên. Trong vài thập kỷ qua, số trẻ em thừa cân hoặc béo phì đã tăng gấp đôi. Do đó, thực hiện một chế độ ăn cho trẻ béo phì là một biện pháp giúp trẻ kiểm soát tốt cân nặng của mình. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em từ 6–11 tuổi ở Hoa Kỳ bị béo phì tăng từ 7% vào năm 1980 lên gần 18% vào năm 2010. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 12–19 tuổi bị béo phì tăng từ 5% lên 18% trong vòng 3 thập kỷ. Tại Hoa Kỳ, gần một phần ba dân số trẻ em bị ảnh hưởng bởi béo phì hoặc thừa cân vào năm 2010. Một trong những điều quan trọng để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên là phải thay đổi chế độ ăn uống: 1. Đưa cả gia đình vào thói quen ăn uống lành mạnh. Theo nghiên cứu, các thói quen lành mạnh đều bắt đầu ở nhà. Nếu cả gia đình chọn thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh, việc hạn chế và điều trị chứng béo phì ở trẻ em sẽ dễ dàng hơn. Và với sự tham gia của cả gia đình, trẻ thừa cân hoặc béo phì sẽ dễ dàng tạo ra những thay đổi lâu dài. Điều này cũng được gọi là dẫn đầu bằng ví dụ. Một đứa trẻ thấy cha mẹ ăn nhiều trái cây và rau quả hơn, năng động và hạn chế thời gian xem TV, cũng có xu hướng làm như vậy 2. Dạy trẻ những thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. 3. Cùng nấu những món ăn tốt cho sức khỏe với trẻ. Cho một đứa trẻ làm công việc phù hợp với lứa tuổi trong việc chuẩn bị thức ăn lành mạnh cũng giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. 4. Cho trẻ ăn các loại rau quả và trái cây với đầy đủ màu sắc:
5. Cho trẻ ăn đủ bữa: Những trẻ ăn sáng ít bị thừa cân hoặc béo phì hơn những trẻ bỏ bữa đầu tiên trong ngày. Bữa sáng lành mạnh có thể là bột yến mạch, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt với sữa ít béo. 6. Đảm bảo ăn đúng giờ, không để xảy ra tình trạng ăn vặt, ăn quá no trong bữa chính. 7. Giảm chất béo trong chế độ ăn uống. Cần loại bỏ hoàn toàn chất béo không từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Những thứ từ các nguồn này cũng cần được điều tiết ở mức tối ưu. 8. Giảm ăn ngoài và tránh ăn vặt khi đi ăn ngoài 9. Không nên cấm hoàn toàn trẻ ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ trong chế độ ăn kiêng. Không có đồ ngọt hoặc đồ ăn bị cấm sẽ khiến trẻ thèm ăn hơn và có xu hướng ăn uống quá mức khi có cơ hội. Thay vào đó, số lượng bánh quy, kẹo và bánh nướng có thể được giới hạn. Các món tráng miệng và đồ ăn nhẹ làm từ trái cây có thể được khuyến khích để thay cho các món ăn nhẹ nhiều đường và giàu calo của trẻ. Các bữa ăn nhẹ khác không được vượt quá 100 đến 150 calo. 10. Không cho trẻ uống nước ngọt, thay vào đó trẻ có thể sử dụng nước trái cây. 11. Tăng cường ăn trái cây tươi, có thể chế biến thành các món nước hấp dẫn cho trẻ như sinh tố trái cây, có thể thêm sữa chua hoặc dùng trái cây xay nhuyễn cho các món tráng miệng. 12. Cần kiểm soát lượng calo trong khẩu phần ăn. Thừa bất cứ thứ gì có thể dẫn đến tăng cân. Để kiểm soát khẩu phần, nên sử dụng các đĩa nhỏ hơn. 13. Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm. Những điều này có thể cung cấp manh mối về lượng calo, thành phần và kích thước khẩu phần. 14. Việc tập luyện thường xuyên có thể trở nên thú vị nếu bạn cùng thực hiện với trẻ. Đó có thể là đi bộ đường dài hoặc đi bộ nhanh trong công viên với trẻ hoặc chơi hoặc khiêu vũ với trẻ. Thời gian xem TV trước máy tính và trò chơi điện tử cần được hạn chế để tăng thời gian chơi và thời gian hoạt động. Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em không nên sử dụng màn hình quá 2 giờ mỗi ngày. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem TV. Trong những ngày qua rộ lên thông tin Trung tâm tiêm chủng VNVC không tiêm phòng cho khách theo lịch hẹn, đội giá khi mua gói tiêm. Vậy thực hư việc này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. Theo ghi nhận của chúng tôi, chị K.V.A đưa con đi tiêm mũi nhắc lại của vắc xin viêm màng não cầu khẩu type BC theo lịch nhắc của VNVC vào này 29/8/2018. Tuy nhiên, khi đưa bé đến thì thì vắc xin này đã hết. Sau đó, nhân viên tư vấn cho chị V.A là mua trọn gói gói tiêm 1 năm và trừ đi các mũi đã được tiêm ở trung tâm, chỉ phải thanh toán các mũi tiêm sắp tới thôi. Tuy nhiên, khi làm hợp đồng thanh toán thì do nhầm lẫn mà mức giá chị V.A phải trả không đúng với mức giá ban đầu. Sau đó, chị V.A đã khiếu nại đến đường dây nóng của Trung tâm tiêm chủng VNVC. Hướng xử lý của VNVC Ngay khi nhận được phản ánh của khách hàng, đại diện cấp cao của Hệ thống tiêm chủng VNVC – Giám đốc hệ thống VNVC miền Bắc và Giám đốc chất lượng VNVC đã đến gặp trực tiếp khách hàng để xác minh và xin lỗi; đồng thời đưa ra những phương án hợp lý để khắc phục những ảnh hưởng và đã được khách hàng thông cảm và chấp thuận. Qua việc rà soát, kiểm tra lại thông tin ghi nhận liên quan đến khách hàng V.A thì VNVC xác nhận “Nhân viên tư vấn tại hệ thống tiêm chủng VNVC đã tư vấn sai so với chính sách của công ty về việc áp dụng giảm trừ chi phí cho khách hàng mua gói tiêm khi đã thực hiện một số mũi tiêm có trong gói Vacxin”. Theo Bà Ngô Tuyết Sương - Giám đốc kiểm soát chất lượng Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam cho biết: do nhu cầu vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt trong những được khan hiếm nên VNVC đã xây dựng ra gói vắc xin, và giá cả được tính cụ thể như sau: giá gói vắc xin = giá Vacxin + chi phí bảo quản Vacxin + phí chống trượt giá Vacxin và các chi phí khác (thương đương 20 – 30% giá Vacxin). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các khách hàng đã tiêm một số mũi, công ty quy định khách hàng chỉ được hoàn phí tối đa 4 mũi đối với khách hàng mua gói 0-12 tháng. Do đó, nếu khách trên đã tiêm 3 mũi tiêm bị trùng với các vắc xin có trong gói thì sẽ được tư vấn dùng dịch vụ tiêm lẻ hoặc tiêm lẻ đặt trước nếu khách hàng có nhu cầu giữ vắc xin theo đúng phác đồ cho con, việc này sẽ có lợi hơn về mặt tài chính cho khách hàng”. Và theo như giải thích của Bà Tuyết Sương thì nhân viên tư vấn cho chị V.A đã đưa ra thông tin sai lệch với chính sách của công ty. Ngoài ra, đại diện của VNVC cũng cho biết thêm hệ thống đã gửi tin nhắn đến tất cả các khách hàng có lịch tiêm vắc xin BC cho trẻ trong khoảng thời gian tháng 8, tháng 9 về tình trạng khan hiếm vắc xin để khách hàng chủ động cho trẻ đi tiêm. Nhưng do lỗi kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn nên chị V.A không nhận được tin nhắn này nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên. Nhận thức rõ những ảnh hưởng đến khách hàng do nhân viên tư vấn làm sai quy định nên đại diện cấp cao của VNVC là Bà Lê Thị Mai Anh – Giám đốc hệ thống VNVC miền Bắc và Bà Ngô Thị Tuyết Sương – Giám đốc chất lượng VNVC đã gặp trực tiếp khách hàng để xin lỗi chính thức và đưa ra phương án giải quyết là: mời khách hàng đưa bé đến tiêm mũi viêm não mô cầu BC miễn phí tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, và VNVC sẽ chi trả toàn bộ chi phí đi lại của khách hàng trong lần không được tiêm và trong lần tiêm sắp tới. Tuy nhiên, khách hàng chỉ nhận mũi tiêm miễn phí và từ chối nhận tiền hỗ trợ đi lại. Về phía công ty, VNVC đã tiến hành kỷ luật nghiêm khắc đối với những nhân viên đã tư vấn sai về quy định của VNVC cho khách hàng, đồng thời thông báo về tình huống này trên toàn hệ thống tiêm chủng của công ty để đảm bảo không xảy ra các trường hợp tương tự nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Xem thêm:
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh tối ưu hàng đầu giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, từ lâu vấn đề này đã được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều gia đình cảm thấy mệt mỏi và không hoàn toàn hài lòng khi cho con tiêm ở các trạm y tế xã, phường vì thường xảy ra tình trạng quá tải, khan hiếm vắc xin. Từ khi Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC ra đời, các review trung tâm tiêm chủng VNVC đều theo hướng tích cực. “Tiêm ở VNVC có tốt không?” không còn là thắc mắc của nhiều người nữa thay vào đó trung tâm được mọi người tin tưởng đặt trọn niềm tin. Có nên tiêm chủng ở VNVC? Bất ngờ với những cái “KHÔNG” ở VNVC mà bạn chưa biết! Thứ nhất: VNVC có nhiều cơ sở KHÔNG khiến khách hàng bị động trong việc đi lại Nhu cầu bảo vệ sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ ngày một tăng cao vì thế nhiều người lựa chọn tiêm dịch vụ thay cho tiêm chủng mở rộng. Là một trung tâm có quy mô trên toàn quốc, khách hàng đánh giá VNVC với chất lượng dịch vụ cao cấp đạt chuẩn 5 sao. Điều hài lòng đầu tiên khi chọn VNVC mà không phải bất kì một nơi nào khác đó chính là sự thuận lợi trong khi di chuyển, hiện nay trung tâm tiêm chủng VNVC có đến 7 cơ sở tọa lạc tại các địa điểm lớn trên cả nước bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Không những thế VNVC nằm tại vị trí đắc địa nơi có nhiều người dân sinh sống, gần các khu sinh hoạt, vui chơi, mua sắm,... Giúp khách hàng có thể chủ động hơn trong khi di chuyển khi đi tiêm phòng. VNVC Đồng Nai mới khai trương, trở thành điểm tiêm chủng yêu thích của người dân Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận Cảm nhận về vấn đề mở nhiều chi nhánh hoạt động, VNVC được nhiều người đánh giá: “Trung tâm với dịch vụ tốt như thế nên được mở tại nhiều tỉnh thành hơn nhằm tạo cơ hội cho cả những gia đình ở vùng sâu vùng xa được hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, nhiều người vẫn đang náo nức mong chờ không lâu, VNVC lại mở gần nhà mình hơn”. Thứ 2: VNVC khiến khách hàng yên tâm vì TIÊM CHỦNG AN TOÀN Tại VNVC, vấn đề an toàn tiêm chủng luôn được đặt lên hàng đầu. Đầu tiên là việc miễn phí khám sàng lọc trước tiêm cho 100% khách hàng đến tiêm tại VNVC sẽ giúp khách hàng được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chỉ định tiêm chủng chính xác. Bên cạnh đó, đội ngũ Bác sĩ và nhân viên y tế đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và đã qua khóa đào tạo về các kỹ năng tiêm chủng giúp người được tiêm, đặc biệt là trẻ nhỏ ít đau, ít khóc hơn. Tất cả khách hàng đến tiêm đều được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu về tiêm chủng trước khi ra về. Ngoài ra, mỗi khách hàng của VNVC sẽ được cấp miễn phí một mã số định danh, giúp dễ dàng lưu thông tin và tra cứu lịch sử tiêm chủng trên toàn hệ thống. Thông qua hệ thống, lịch sử tiêm chủng khách hàng sẽ được theo dõi trọn đời. Dựa vào mã số này, VNVC sẽ nhắc lịch tiêm tự động, thông báo tình hình dịch bệnh đến khách hàng. Đặc biệt, khách hàng có thể tự tra cứu lịch sử tiêm chủng trực tuyến và trong những lần tiêm tiếp theo, khách hàng có thể đến bất kỳ trung tâm nào thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC, đọc mã số là đã hoàn thành thủ tục đăng ký tiêm. Thứ 3: KHÔNG thiếu vắc xin, KHÔNG lo chờ đợi Thị trường vắc xin Việt Nam luôn có những biến đổi, các bé trong lứa tuổi tiêm chủng thường phải đối mặt với tình trạng hết vắc xin giữa chừng điều này khiến phụ huynh lo lắng. VNVC ra đời, đầu tư lớn, bài bản cho hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP. VNVC cũng trang bị tủ bảo quản vắc xin đồng bộ ở mỗi trung tâm nhằm đảm bảo điều kiện nhiệt độ bảo quản vắc xin nghiêm ngặt đúng theo quy định và đủ khả năng lưu giữ số lượng lớn vắc xin, hạn chế tình trạng khan hiếm. Vắc xin Hexaxim 6IN1 để tiêm cho trẻ tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Để việc tiêm chủng được tiêm liên tục, không bị gián đoạn, ngoài dịch vụ tiêm các mũi vắc xin lẻ, VNVC còn áp dụng dịch vụ đặt giữ, mua trước vắc xin, mua “Gói vắc xin” (gói vắc xin dành cho trẻ nhỏ, cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, cho người lớn, gói tiêm theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ quan), hỗ trợ cấp chứng chỉ tiêm chủng khi đi du học, du lịch... VNVC cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng chính sách Mua trả góp Gói vắc xin không lãi suất nhằm giúp chia sẻ gánh nặng tài chính cho khách hàng muốn tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng cao cấp. 7 cơ sở VNVC có không gian cực rộng với diện tích mặt sàn trung bình gần 3000m2, mỗi trung tâm gồm hơn 30 phòng khám và phòng tiêm, có thể phục vụ tối đa hơn 2,000 lươt khách/ngày/trung tâm. Sở hữu một không gian thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ không bị nóng bức hoặc khó chịu, bố mẹ cũng đỡ phải vất vả trong khâu chờ đợi. VNVC thường được mệnh danh là “thiên đường tiêm chủng” phụ huynh đến đây không có cảm giác bị “hành xác” với không khí đông ngộp thở tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm giữa các bé và phụ huynh, không phải mỏi mòn chờ đợi mất hàng giờ đồng hồ ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian, với hệ thống làm việc chuyên nghiệp, VNVC luôn tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái nhất khi đến tiêm chủng. Thứ 3: Dịch vụ tiêm chủng cao cấp 5 sao Sau khi trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng tại VNVC điều khiến khách hàng nhớ mãi đôi khi lại là những chi tiết vô cùng nhỏ, ấn tượng và muốn quay trở lại nhiều lần nữa. Khi vừa bước xuống xe vào cổng khách hàng đã được chú bảo vệ điển trai che dù đưa tận vào trong, giữa cái nóng của Sài Gòn hay cơn mưa phùn bất chợt ở Hà Nội còn gì sung sướng hơn khi có người vui vẻ chào đón mình. Sự nhiệt tình quan tâm của các nhân viên VNVC khiến khách hàng ấm lòng. Nhiệt độ phòng luôn được giữ ở mức chuẩn 25-26 độ, nhà vệ sinh sạch bóng thơm tho, có cả nhà vệ sinh riêng cho các bé nhỏ được thiết kế với màu sắc bắt mắt. Các bé sau khi tiêm thường quấy khóc, tuy nhiên các bé ở VNVC thì khác, các em được sự vỗ về của các cô y tá, được bác sĩ tiêm nhẹ nhàng không đau. Đối với các bé mới được tiêm lần đầu thì không biết còn bỡ ngỡ, những bé đã tiêm nhiều lần tỏ vẻ sành sỏi hơn cả, các em quen thuộc với từng loại đồ chơi. Nhiều mẹ tâm sự: “Thật là chuyện ngược đời, thường thì các bé sẽ rất ngại đi tiêm còn con nhà chị nó cứ đòi đi miết, chị cảm thấy hài lòng vì trung tâm đã làm được cái điều mà một số nơi khác không làm được đó là giúp các bé quên đi nỗi sợ, đặc biệt tiêm ở VNVC bé rất ít khi sốt và có tác dụng phụ”. Đến VNVC gửi xe không tốn tiền, khát thì đã có nước uống miễn phí, muốn selfie lên mạng cũng đã có sẵn wifi free,... Những nhu cầu thiết yếu nhất đối với trẻ nhỏ cũng được VNVC chuẩn bị rất kỹ càng, có hẳn phòng thay tã, phòng cho bé bú thế nên các bà mẹ bỉm sữa rất thích, con yêu được hưởng trọn dịch vụ 5 sao mà giá cả cũng không quá cao so với các trung tâm khác. Người ta nhớ và dành tình cảm cho VNVC từ những điều đơn giản như thế… Khu vui chơi rộng rãi, thiết kế hiện đại, bắt mắt với nhiều đồ chơi “xịn sò” giúp mẹ và bé giải tỏa căng thẳng sau khi tiêm chủng Việc đăng ký tiêm chủng tại VNVC vô cùng tiện lợi, khách hàng có thể gọi tới Tổng đài 1800 6595 hoặc đăng ký đặt lịch tiêm tại website www.vnvc.vn và fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc/. 7 cơ sở trong Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC: VNVC HÀ NỘI
VNVC TP.HCM
VNVC ĐỒNG NAI
VNVC BÌNH DƯƠNG VNVC Công viên Thanh Lễ: 567 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Bạn có thể liên hệ đặt lịch hoặc tham khảo thông tin qua tài khoản sau: Uốn ván là một bệnh vô cùng nguy hiểm được gây ra bởi một loại trực khuẩn có tên Clostridium tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể, trực khuẩn uốn ván này sẽ tạo ra một chất độc làm tổn thương hệ thần kinh, làm cho các cơ được điều khiển bởi các dây thần kinh này sẽ bị cứng lại và sau đó là tê liệt hoàn toàn. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván Nguyên nhân phổ biến của bệnh uốn ván là do nhiễm trùng ở vết thương hở. Khi trực khuẩn uốn ván xâm nhập và vết thương, chúng sẽ tiết ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh, độc tố sẽ lan dần vào tủy sống và não, làm cơ bị co giật nặng, bệnh nhân có thể ngừng thở và tử vong. Nếu trẻ sơ sinh bị mắc bệnh uốn ván thì nguyên nhân chủ yếu là do dụng cụ cắt rốn không được vô trùng đúng cách, làm cho cuốn rốn của trẻ bị nhiễm trùng. Triệu chứng của bệnh uốn ván Có 2 loại là uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ: - Nếu bị uốn ván toàn thân thì người bệnh sẽ có hiện tượng cơ bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc trực khuẩn xâm nhập. Các cơ ở hàm, cổ, vai, lung, bụng trên, tay và đùi đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp bị uốn ván toàn thân nhẹ thì có hiện tiện cơ có cứng với vài cơn co giật, nếu bị nặng bệnh nhân sẽ co giật dữ dội và sẽ dẫn đến ngưng thở. - Triệu chứng của uốn ván cục bộ chỉ xuất hiện ở các cơ gần với vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Ngoài ra uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7, tỷ lệ tử vong cao. Đối tượng nào cần tiêm phòng uốn ván? Trực khuẩn uốn ván có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, nhưng nhiều nhất là trong đất, cát bụi, phân gia súc, cống rãnh,… do đó những người lao động thường xuyên tiếp xúc với những môi trường này sẽ có nguy cơ bị nhiễm uốn ván khá cao như:
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm uốn ván. Khi mẹ mang thai nếu chẳng may nhiễm uốn ván thì trẻ sinh ra sẽ bị một số dị tập bẩm sinh do căn bệnh nguy hiểm này gây ra hoặc nặng hơn là sinh non hoặc sẩy thai. Do đó, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và trẻ em là vô cùng cần thiết. Các địa điểm tiêm phòng uốn ván ở TPHCM 1. Trung tâm tiêm chủng VNVC
Xem thêm: Review: tiêm ở VNVC có tốt không? 2. Viện Pasteur HCM
3. Bệnh viện Từ Dũ
Các địa điểm tiêm phòng uốn ván ở Hà Nội 1. Trung tâm tiêm chủng VNVC
2. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
3. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương
Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi do ruột của bé còn non yếu. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3,5 tỉ trẻ em bị chết vì bệnh tiêu chảy. Bệnh này cũng là nguyên nhân chính gây bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nếu bạn thấy bé đi ngoài phân lỏng, 4 - 5 lần/ngày là bé đã bị bệnh tiêu chảy. 1. Cách xử trí khi bé bị tiêu chảy - Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất (mất nước là nguyên nhân dẫn đến tử vong khi bé bị tiêu chảy). Những loại nước thích hợp cho bé là: sữa mẹ, nước cháo muối, oresol.
2. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé Nếu thấy bé có một trong các biểu hiện sau thì phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Khi bé bị tiêu chảy cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và bú nhiều lần hơn. Nếu bé ăn bột hoặc sữa bò thì cho bé ăn loãng hơn bằng cách thêm lượng nước gấp đôi vào thức ăn của bé và chia làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi khỏi bệnh cần cho bé ăn tăng thêm 1 bữa/ngày, ít nhất là trong 1 tuần lễ. 3. Cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ Cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh, vì sữa non của mẹ có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhiều protein, lipit, đủ muối khoáng và đặc biệt có các kháng thể cần thiết giúp bé phòng được bệnh đường ruột. Bảo đảm vệ sinh thức ăn, nước uống (chai pha sữa phải luộc, bột nấu chín, ninh nhừ,...) Bảo đảm đúng chế độ ăn theo tháng tuổi. Không cho bé ăn bột sớm, khi cho bé ăn thức ăn mới phải từ từ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Xem thêm: Cho đến nay, viêm phổi vẫn còn là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bé càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh này và bệnh càng nặng, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ sinh non. 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ Thông thường, bệnh viêm phổi là biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Sau một thời gian bé chảy nước mũi, ho, sốt... bệnh nặng dần lên: sốt cao trên 39 độ C, ho nhiều, bé khó thở, thở rít, co kéo lồng ngực, cánh mũi phập phồng; bé bỏ bú, tím tái quanh môi. Nếu không được cứu chữa kịp thời, nhịp thở của bé sẽ rối loạn, có thể có cơn ngừng thở, tim đập yếu dần và dẫn đến tử vong. 2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ - Có thể do bé bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc do thời tiết quá lạnh. Mùa hè bé cũng có thể bị cảm lạnh do mặc quá nhiều quần áo, hay quần áo may bằng các loại vải không thấm hút mồ hôi khiến cho bé bị ngấm lạnh... - Có thể do vi trùng xâm nhập vào đường hô hấp như mũi, họng,... và khi có điều kiện sẽ tấn công vào phổi gây bệnh. 3. Phòng tránh bệnh viêm phổi cho bé - Chống rét cho bé vào mùa đông: luôn đảm bảo khẩu phần ăn của bé có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phòng ở của bé phải ấm áp, tránh gió lùa. Phải thường xuyên giữ ấm cho bé, tránh bị lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột (khi thay quần áo cho bé, lúc cho bé đi vệ sinh,...). Bạn nên nhớ, không chỉ cần giữ ấm đầu, cổ, ngực cho bé là đủ, mà đặc biệt phải giữ ấm đôi chân cho bé (mang vớ, giày vải...). - Vào mùa hè, tránh để bé bị nhiễm lạnh vì ra nhiều mồ hôi, vì nằm trước quạt máy quá lâu, quạt thốc vào đầu... hoặc ngủ ở chỗ có gió lùa. Dù là mùa hè cũng không nên tắm cho bé bằng nước lạnh, sau khi tắm phải lau khô người cho bé. Bé đang nóng, ra nhiều mồ hôi không nên tắm. Luôn giữ cho bé được khô ráo (thay tã ngay khi bé đái ướt, lau khô mồ hôi lúc bé ngủ, bé chơi). Khi bạn thấy bé sốt cao, ho, khó thở cần đưa ngay đến cơ sở y tế, không nên để lâu ở nhà. Xem thêm: Tuy rằng bệnh còi xương không nguy hiểm đến tính mạng của bé, nhưng dễ gây các biến chứng về xương và ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể, khiến cho bé dễ bị nhiễm các loại bệnh khác. 1. Những biểu hiệu cửa bệnh còi xương ở trẻ Khi bạn thấy bé hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và vã mồ hôi, tóc rụng từng đám sau đầu thì nên cho bé đi khám để có chế độ điều trị và nuôi dưỡng kịp thời. Nếu bạn không điều trị sớm thì bé sẽ xanh xao, gầy yếu, chậm mọc răng, chậm biết giữ vững đầu, chậm ngồi, chậm đi. Dần dần đầu bé sẽ to ra, trán dô, xương đầu mềm, thóp mềm. Nếu bệnh nặng hơn thì lồng ngực bé sẽ dô ra như ức gà hoặc lõm sâu dưới vú. Đầu xương tay, xương chân gồ lên, cong hình chữ "x", chữ "o", xương chậu bị hẹp... 2. Phòng tránh bệnh còi xương cho bé - Cho bé bú sữa mẹ và sữa bò - Cho bé ăn thức ăn bổ sung đúng thời gian quy định của tháng tuổi, với đầy đủ các chất dinh dưỡng - Hằng ngày, cho bé sưởi nắng từ 5 đến 30 phút, vào thời gian từ 8 đến 10 giờ sáng (nếu sớm quá thì vẫn còn sương mù, ánh nắng chưa có tác dụng; còn nếu muộn quá thì ánh nắng lúc đó có nhiều tia tử ngoại sẽ có hại cho bé). Bạn có thể cho bé ra ngoài trời hoặc mở cửa cho nắng rọi vào nơi bé nằm, nhưng phải tránh nơi có gió lùa. Nếu bé sinh non hoặc được sinh vào mùa đông, nên cho bé uống 1 liều vitamin D2 theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng bệnh còi xương. Xem thêm: Bệnh suy dinh dưỡng là bệnh rất thường hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. 1. Nguyên nhân gây bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ Mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa, phải nuôi bé bằng sữa ngoài nhưng chỉ cho bé uống nước cháo đường (muối) hoặc sữa bò pha loãng. Cho bé ăn bột quá sớm hoặc quá muộn. Cho bé ăn không đủ chất, nhất la sau khi bé bị ốm (tiêu chảy, sởi, ho gà,...) Bé bị các dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh...) hoặc bé bị sinh non... 2. Những biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ Cân nặng giảm so với trẻ bình thường (suy dinh dưỡng nhẹ: giảm 20 - 30%; trung bình: 30 - 40%; nặng: trên 40 - 50%) Bé bị suy dinh dưỡng có thể gầy đét, da nhăn nhúm, hoặc bị phù mọng, bụng chướng, gan to, lở loét ngoài da. Sức chống đỡ với bệnh tật rất kém, bé dễ mắc bệnh và thường là bệnh rất nặng. 3. Biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh - Nuôi con bằng sữa mẹ - Nếu bạn không có sữa hoặc ít sữa thì phải cho bé uống sữa bò - Cho bé ăn thức ăn bổ sung tư tháng thứ 4 - Không nên cai sữa quá sớm. quá đột ngột hoặc vào lúc bé đang ốm. - Không được bắt bé nhịn ăn, kiêng khem khi bé đang ốm. - Sau khi cai sữa, phải cho bé ăn đúng khẩu phần dinh dưỡng quy định. - Cho bé tiêm chủng đầy đủ. Nếu bé bị suy dinh dưỡng, bạn phải cho bé đi khám để có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Vì bộ máy tiêu hóa của bé còn yếu, răng chưa đủ, nhai chưa tốt, nên bạn phải cho bé ăn các thức ăn mềm, ninh nhừ. Bé cần ăn 4 - 6 bữa một ngày (trong đó có 2 - 3 bữa bú mẹ). Bạn nên cho bé ăn cháo (mì sợi, bánh đa nấu...), rồi chuyển sang cho bé ăn cơm mềm, hơi nát. Cho bé ăn thêm trái cây chín và thức ăn ngọt sau hoặc khoảng giữa 2 bữa ăn chính. 1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12 đến 18 tháng a. Lượng thực phẩm trong một ngày
b. Các bữa ăn trong 1 ngày của trẻ
Ngoài ra bé còn bú thêm nếu mẹ còn sữa Bạn cần đặc biệt chú ý việc ăn uống của bé khi cai sữa cho bé và bạn không nên cai sữa cho bé vào mùa hè, hoặc lúc bé đang ốm. 2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 24 tháng a. Lượng thực phẩm trong 1 ngày
b. Các bữa ăn trong ngày của trẻ
Nước uống hằng ngày cũng rất cần thiết cho trẻ.
Vì vậy, hàng ngày, đặc biệt là mùa hè, bạn cần thường xuyên cho bé uống đủ nước. Mỗi lần cho bé uống khoảng 100 ml nước sau khi ăn cơm, lúc ngủ dậy, giữa buổi chơi,... Bạn đừng để bé quá khát mới cho uống. Nước uống của bé cần được đun sôi. Mùa đông cho bé uống nước ấm, mùa hè cho bé uống nước mát, nước trái cây,... 3. Cần đảm bảo giấc ngủ cho bé Hệ thần kinh của bé còn non nớt, nhanh bị mệt mỏi, do vậy bé ngủ càng nhiều, càng tốt - Trẻ sơ sinh đến 1 tháng: hầu như bé ngủ suốt ngày đêm - Trẻ từ 2 đến 5 tháng: Bé cần ngủ 16 - 18 giờ mỗi ngày, ban ngày bé có thể ngủ 3 giấc. - Trẻ từ 6 đến 12 tháng: Bé cần ngủ 14 - 16 giờ mỗi ngày, ban ngày bé có thể ngủ 2 giấc. Giấc ngủ ban ngày thường ngắn, có thể kéo dài khoảng 1 giờ 30 đến 2 giờ 30. Nếu thấy bé ngủ li bì suốt ngày hoặc bé ít ngủ, gầy còm, ốm yếu thì bạn cần cho bé đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân. Muốn cho bé ngủ đủ và ngon giấc bạn cần phải:
4. Có nên cho bé ngậm núm vú giả không? Hiện nay có một số bà mẹ cho bé ngậm núm vú giả, điều này không có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của bé, vì:
1. Nếu bạn có sữa thì chế độ ăn uống của bé trong một ngày, theo từng tháng tuổi là như sau: *Nếu bạn không có sữa Bạn nên cho bé bú của một người khác nhiều sữa, hoặc trong 3 tháng đầu cần cho bé uống sữa động vật (bò, dê, trâu) hoặc phối hợp với sữa thực vật (đậu nành, đậu xanh) tùy hoàn cảnh của bạn. Từ tháng thứ 4 - 5 có sữa bổ sung là tốt nhất, nếu không có điều kiện, bạn phải cho bé ăn đủ chất, tăng số bữa ăn. Cụ thể, chế độ ăn uống của bé trong 1 ngày như sau: Cách nấu nước cháo 2 nắm gạo tẻ, 1 nắm đậu xanh (tỉ lệ đậu - gạo: 1/3), một ít rau rươi. Cho vào ninh nhừ, nghiền và chắt lấy nước cho bé ăn. Cách nấu bột loãng Cách nấu bột đặc * Bột trứng Đầu tiên chỉ dùng lòng đỏ, khi bé được 6 tháng tuổi trở đi mới cho bé ăn cả quả trứng. Cách 1 ngày cho bé ăn một quả trứng. * Bột thịt Thịt và rau củ bằm nhỏ, hầm nhừ (dưới 6 tháng chỉ lấy nước) cho vào nấu bột. Số lượng bột từ 2 - 4 muỗng cà phê (tùy theo trẻ ăn nhiều hay ít). Thịt từ 30 - 50g, rau khoảng 1 nắm tay (rau ngót, sau muống, cà rốt,...). Không nên nấu bột với nước xương hoặc nước rau luộc vì ít chất. * Bột tôm - Lấy 5 - 10 con tôm tươi bóc vỏ, giã nhỏ. Chú ý: dù là bột gì thì khi nấu cũng nên cho thêm 1 - 2 muỗng dầu hoặc mỡ, nhằm phòng chống bệnh thiếu vitamin A cho bé. 3. Cách nấu Bạn cho thức ăn bổ sung như (cá, trứng,...) với 1 chén nước, đun sôi. Đong bột và hòa với một ít nước nguội cho tan bột. Vừa rót bột vào soong thịt (cá, trứng,...) đang sôi,vừa khuấy nhanh tay để bột không vón cục. Để bột sôi âm ỉ khoảng 20 phút. Cho rau nghiền, nước mắm và 1 muỗng dầu ăn vào, khuấy đều, để sôi tiếp khoảng 5 - 10 phút. Để bột vừa ấm, cho bé ăn ngay. - Nếu không xay được bột thì bạn có thể nấu cháo (gồm gạo, thức ăn bổ sung và rau), dùng muỗng nghiền nát và rây lại... Từ cháo nghiền này bạn sẽ cho lượng nước phù hợp với tháng tuổi của bé, rồi đun sôi lại và để ấm cho bé ăn. - Bạn chú ý không nên chỉ cho bé ăn bột gạo nấu với đường hoặc muối, mắm, bột ngọt, vì sẽ gây thiếu chất cho bé. - Nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn thì sẽ đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, cũng như lớn lên bé sẽ không bị dị ứng với thức ăn lạ. Và khi cho bé ăn loại thức ăn mới, bạn phải cho bé ăn từ từ, tăng số lượng dần từ ít đến nhiều. - Bé ăn lạt hơn người lớn nên bạn đừng cho bé ăn quá mặn. Xem thêm: Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim do công ty Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất, có tác dụng phòng được 5 bệnh trong 1 mũi tiêm: Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vào các tháng 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6; vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được chỉ định tiêm ở bắp tay và các mũi phải cách nhau ít nhất 1 tháng. Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 Pentaxim * Chống chỉ định:
* Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim
Các phản ứng này thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và tự khỏi mà không cần điều trị trong sau 72 giờ. Các địa điểm tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 Pentaxim tại Hà Nội 1. Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC Trung tâm khá khang trang, sạch sẽ, có khi vực vui chơi cho trẻ em. Đặc biệt hiện có gói tiêm vắc xin trả góp với giá 0 đồng.
2. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
3. Phòng tiêm chủng SAFPO
4. Bệnh viện Việt Pháp
5. Bệnh viện Nhi Trung ương
Các địa điểm tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 Pentaxim tại TPHCM 1. Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC
2. Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Bệnh viện Nhi Đồng 1
4. Bệnh viện Nhi Đồng 2
5. Bệnh viện Từ Dũ
Đây là tháng tuổi đòi hỏi bạn phải có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là giữ vệ sinh cho bé. 1. Chỗ nằm của bé Phải thông thoáng, đủ ánh sáng, yên tĩnh và sạch sẽ. 2. Chăm sóc rốn cho bé Các dụng cụ bẩn sẽ dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử rốn, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng của bé; do vậy bông băng, gạc quấn rốn phải vô trùng nếu không có điều kiện hấp diệt trùng thì băng gạc phải luộc kĩ, giặt sạch phơi khô, ủi nóng trước khi dùng. Bình thường sau khi đẻ 5 - 10 ngày cuốn rốn khô tự rụng. Hàng ngày sau khi tắm cho bé, rửa cuốn rốn bằng cồn 90 độ hoặc cồn iốt, thay băng mới. Nếu bạn thấy hiện tượng vùng da quanh rốn tấy đỏ, rốn ướt lâu ngày, có mùi hôi, có mủ thì phải đưa bé đến bệnh viện ngay. 3. Chăm sóc da cho bé Sau khi lọt lòng mẹ không nên tắm ngay cho bé mà chỉ dùng gạc, vải sạch lau bớt chất nhờn rồi quấn bé bằng tã sạch, vì lớp chất nhờn có tác dụng bảo vệ, tránh nhiễm trùng da cho bé. Sang ngày thứ hai bạn dùng khăn ướt mềm, lau sạch da hoặc tắm cho bé. Hàng ngày tắm cho bé bằng nước ấm 28 - 32 độ C. Tắm xong dùng khăn mềm lau khô người bé, nhất là các chỗ có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vành tai; có thể rắc phấn vào các nếp gấp đó nhưng cẩn thận đừng để phấn rơi vào mắt, mũi, tai bé; sau đó quấn tả và ủ ấm cho bé một lúc. Bé mới sinh, nhất là bé sinh thiếu tháng, lớp mỡ dưới da dễ bị đông cứng nên việc giữ ấm cho bé là điều bạn cần phải lưu ý. Do vậy phải tắm cho bé trong phòng tắm, kín gió (nếu là mùa đông bạn nên đốt lò sưởi, hoặc bếp để tăng độ ấm cho phòng). Tã lót, quần áo của bé phải sạch, mềm, thoát mồ hôi (chú ý dùng loại vải bông sợi, tránh dùng loại vải pha nhiều chất nilong) 4. Chăm sóc đôi mắt cho bé Ngay sau khi sinh và sau mỗi lần tắm nên rửa mắt cho bé. Dùng 2 miếng gạc vô trùng nhúng nước đun sôi để nguội, nhúng vừa đủ ướt, lau mỗi mắt bằng một miếng gạc. 5. Chăm sóc ăn uống và tiêu hóa * Cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, có nhiều chất kháng khuẩn, miễn dịch, dễ tiêu hóa, hấp thụ, sạch sẽ và thuận tiện khi cho bú và giúp cho tình cảm mẹ con gắn bó hơn. Vì vậy, ngay sau khi bé lọt lòng, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, bé sẽ bú được nhiều sữa non có giá trị dinh dưỡng cao, tránh được suy dinh dưỡng. Đồng thời, bé bú sớm sẽ kích thích tạo sữa nhiều. Mẹ càng ít sữa càng nên cho bé bú sớm. Mẹ phải cho bú theo yêu cầu của bé. Những bé đẻ non, đẻ yếu hoặc bị ốm không bú được thì mẹ nên vắt sữa cho bé uống. * Vệ sinh khi cho con bú Trước khi cho bé bú, bạn cần rửa tay, lau đầu vú sạch sẽ, vắt bỏ vài giọt sữa đầu. Khi cho bé bú, bạn cần cho bé ngậm sâu vào trong quần đen quanh núm vú. Bạn dùng tay nâng vú và kéo ấn núm vú lại, ngón trỏ hơi ấn nhẹ vú để cho bé dễ bú và khỏi bị sặc sữa. Sau khi cho bé bú xong, bạn phải vắt kiệt sữa còn lại và lau sạch đầu vú. * Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ Để có đủ sữa nuôi con, bạn phải biết cách bảo vệ nguồn sữa của mình ngay từ khi mang thai và trong thời kì cho con bú. Bạn hãy chăm sóc hai bầu vú, đừng để đầu vú bị tụt, bị nứt hoặc vú bị áp xe. Ba tháng cuối của thời kỳ mang thai, bạn cần rửa đầu vú hằng ngày và day vú cho mềm để thông tia sữa. Nếu đầu vú tụt, bạn dùng hai ngón tay cái ấn vào núm vú và kéo ra nhiều lần trong ngày. Bạn cần ăn uống đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có nhiều sữa nuôi con. Trước và sau khi cho bé bú, bạn nên uống thêm một ly nước đường hoặc nước trái cây, một ly sữa đậu nành hay sữa bò hoặc ăn một chén cháo. + Lưu ý: Nếu bạn ít sữa hoặc không có sữa thì phải nuôi bé bằng sữa bò, đừng cho bé ăn nước đường hoặc nước cháo (đường, muối), vì ăn như vậy bé sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh và chậm lớn. Khi chọn sữa bò cho bé bạn cần lưu ý: Chọn sữa đúng tháng tuổi của bé, chưa quá thời gian sử dụng; xem xét thành phần của sữa (hàm lượng protein, vitamin,...). Lưu ý: Hộp sữa đặc có đường mở quá 3 ngày không nên cho bé dùng nữa. Các loại sữa khi dùng phải pha đúng cách và đảm bảo vệ sinh. + Lưu ý:
Mỗi lần sau khi bú mẹ, hoặc sữa bò, cho bé uống 1 - 2 muỗng nhỏ nước đun sôi để nguội, nhằm tránh đọng cặn sữa dễ gây tưa miệng. Thỉnh thoảng nên lấy tăm quấn bông tẩm mật ong lau lưỡi cho bé; nếu thấy trên lưỡi của bé có lớp trắng phủ, bé bỏ bú thì lấy lá rau ngót rửa sạch, giã vắt lấy nước thấm bông hoặc lấy glyxerinborat để tránh tưa cho bé. * Tiêu hóa: Bình thường sau khi sinh 24 giờ, bé bắt đầu thải phân su trong khoảng 2 - 3 ngày. Phân su màu xanh thẫm không có mùi thối. Hết giai đoạn phân su thì phân sẽ có màu vàng sẫm, sền sệt lỏng, trung bình bé đi ngoài 5 lần/ngày. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên dùng gạc thấm nước ấm rửa sạch khu vực hậu môn cho bé, tránh hăm loét. Nếu trong những ngày đầu, sau khi sinh, bạn không thấy bé đi ngoài phân su, bụng chướng to dần, kèm với nôn (hoặc không nôn) thì cần phải cho bé đi khám ngay ở các cơ sở y tế. Xem thêm: 1. Đồ chơi cho bé từ sơ sinh đến 6 tháng Đồ chơi hấp dẫn nhất đối với bé là phải có màu sắc rực rỡ, hình dạng rõ ràng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Ở những tháng tuổi này, bé sẽ tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách nghe, nhìn, cằm nắm, sờ mó, cho vào miệng cắn các đồ vật... Bé rất thích các đồ chơi có màu sắc rực rỡ, có âm thanh và chuyển động được. Bạn hãy treo đồ chơi trong giường, trong cũi (treo cao, cách mặt bé khoảng 15 - 20 cm). Đồ chơi phải bảo đảm sạch, an toàn (không gãy vỡ, không sắc nhọn, vừa tay cầm của bé, không nhỏ quá để không bị nuốt vào họng). Nhằm thu hút sự chú ý của bé, thỉnh thoảng bạn nên thay đồ chơi mới. Các loại đồ chơi cho bé:
2. Đồ chơi cho bé từ 7 đến 12 tháng Bé bị thu hút bởi các đồ vật và muốn tìm hiểu chúng, nên bé rất thích day, chà xát, đập các đồ chơi để chúng phát ra các âm thanh; thích quẳng đồ chơi đi rồi gọi mẹ nhặt; thích nhặt vào, bỏ ra các đồ vật... xem xét, tìm kiếm nếu chúng bị giấu. Bé bắt đầu biết xem tranh. Vì vậy bạn hãy tìm cho bé những đồ vật như sau:
3. Đồ chơi cho trẻ từ 15 đến 18 tháng
4. Đồ chơi cho trẻ 18 đến 24 tháng Giống như trên nhưng có thêm bộ đồ chơi để bé tập cài khuy; có bộ đồ ăn uống..., có lược gương để bé chải đầu. Xem thêm:
Hiện nay có 2 loại vắc xin 5 trong 1 là Quinvaxem và Pentaxim, đây là vắc xin phối hợp, có thể chủng ngừa cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mr do Haemophyllus influenza type B) Sự khác biệt giữa vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem và Pentaxim Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem: - Phòng 5 bệnh trong 1 mũi tiêm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. - Thành phần ho gà là loại toàn tế bào - Nơi sản xuất: Hàn Quốc - Nơi tiêm: Tại các cơ sở tiêm chủng công lập (trạm y tế phường/ xã…) - Chi phí: miễn phí Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim - Phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib - Thành phần ho gà loại vô bào - Nơi sản xuất: Pháp - Nơi tiêm: Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập - Chi phí: mất phí Phản ứng sau khi tiêm có liên quan đến vắc xin Vì vắc xin Quivaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên trẻ sau tiêm có những phản ứng nặng hơn so với tiêm vắc xin Pentaxim – có chứa thành phần ho gà vô bào. Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ: Gồm 3 mũi:
Trong trường hợp trẻ tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem) thì cần bổ sung vắc xin ngừa bại liệt vì trong vắc xin này không bao gồm thành phần ngừa bại liệt. Hiện vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có giá dịch vụ vào khoảng 785.000 đồng. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Phản ứng tại chỗ tiêm: sẽ xuất hiện nốt quầng đỏ, sờ vào thấy cứng. Hiện tượng này sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài đến 72 giờ. Phản ứng toàn thân: trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy, nôn, phát ban và buồn ngủ. Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng Sau tiêm phòng trẻ cần được theo dõi tại cơ sở tiêm tối thiểu 30 phút. Cần báo ngay cho nhân viên y tế nếu trẻ có nhiều biểu hiện bất thường như nôn, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da nổi nhiền nốt mẩn đỏ. Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm bao gồm:
Xem thêm: địa điểm tiêm pentaxim tại hà nội Bé có thể trở thành một người thích giúp đỡ người khác, hoặc chỉ muốn người khác phục vụ mình. Bé có thể có tính cẩn thận hoặc cầu thả; có thể giàu trí tưởng tượng hoặc đơn điệu; có thể biết tiếp thu các ý kiến phê bình, hoặc không tiếp thu được. Bé có thể trở thành người năng động, sáng tạo, người lãnh đạo, hoặc người thụ động, phụ thuộc... Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, cách cư xử hàng ngày, hành vi đạo đức của cha mẹ và của những người xung quanh bé (ông bà, anh chị...). Bạn nên hướng dẫn cho bé cách giải quyết các vấn đề; Cũng như bạn nên chấp nhận ngay các quyết định của bé không hoài nghi, tranh cãi. Từ từ bạn sẽ nâng cao trách nhiệm của bé trong các công việc, bằng cách giao cho bé những nhiệm vụ khó dần, nhưng bạn phải sẵn sàng giúp đỡ khi bé yêu cầu. Nếu bé không thực hiện được, hoặc thực hiện sai nhiệm vụ bạn giao thì đừng quát mắng bé, mà biến điều đó thành một trò đùa, vui nhẹ nhàng, sau đó giảng giải và hướng dẫn để bé làm lại. Nên để bé tự chơi các trò chơi, leo trèo các bậc thang... đồng thời bạn cũng phải dành những khoảng thời gian đặc biệt trong ngày để cùng chơi với bé, và luôn luôn đồng cảm với những khó khăn hoặc sự đau đớn của bé. Bạn hãy thể hiện cho bé biết rằng bạn rất hài lòng khi bé vui vẻ thực hiện các yêu cầu của mọi người xung quanh. Điều này sẽ càng khích lệ sự hào phóng, hứng thú của bé. Nếu bé là con một thì bạn lưu ý kiềm chế các đòi hỏi không phù hợp của bé, đừng biến bé thành những người ích kỉ. Bé thích nghe các cuộc hội thoại giữa những người lớn, thích nói xen các câu nói của mình vào khi người lớn đang nói chuyện. Bé thích tiếp xúc và bắt chước những người lớn tuổi. Bé yêu mến những người thân trong gia đình, yêu các con vật nhỏ (chó, mèo...); Thích chơi bên cạnh, nhưng không chơi cùng với các trẻ khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được chơi bên cạnh những trẻ khác, nhưng bảo đảm phải có đủ số lượng đồ chơi giống nhau cho số trẻ chơi, thì trẻ mới không tranh giành đồ chơi của nhau. Bé bắt đầu thích mặc quần áo mới, đẹp... Bé bắt đầu biết vẽ nguệch ngoạc; xếp được tháp bằng bốn khối gỗ. Biết giở sách ; biết cài cúc, mở cửa... và đặc biệt bé thích táy máy chọc tay vào các lỗ (lỗ phích điện, chai...)... Do vậy, trẻ ở tháng tuổi này, bạn lại càng lưu ý đừng để các vật độc hại, nguy hiểm trong tầm tay với của bé và phải thường xuyên để mắt tới mọi hành động của bé. Bạn nên khuyến khích bé tự mặc quần áo, tập cài khuy; cho bé giấy, bút màu để bé tập vẽ... Đến những tháng tuổi này, ngoài các câu đơn một từ, bé đã có thể nói được câu cụm từ, đây là hình thức câu đầu tiên được tạo thành do sự liên kết các từ. Song câu cụm từ của bé chưa phân định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ... trong câu, phần lớn là câu hại từ. Ví dụ: "Mèo đấy" (18 tháng); "Chị quạt" (20 tháng)... Dần dần bé mới sử dụng được câu đơn đầy đủ có hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ - ví dụ: "con ăn nho" (22 tháng). Vốn từ của bé có khoảng 30 từ: xuất hiện các từ sở hữu như "của con"; từ phủ định "không phải", "con không ăn"..., bé bắt đầu biết hỏi các câu hỏi đơn giản như: "Mẹ đâu?" và biết trả lời "ở đây"... Biết đòi đồ ăn uống, đồ chơi, đi bộ... có thể khóc, lăn lộn... để bạn đáp ứng các yêu cầu của bé, cũng như để thu hút sự chú ý của bạn. Tuy nhiên trật tự từ trong các câu nói của bé còn lộn xộn. Ví dụ: "cài cổ cúc", cất thìa mẹ đi"; "em đội thử vừa xem nhé"... (24 tháng). Hoặc bé còn nói lắp, nói ngọng, phát âm sai các âm khó như l-n, t-đ. Bạn hãy sử dụng các tính từ ở bất cứ chỗ nào mà bạn có thể, đầu tiên là các tính từ như: nóng, lạnh, giỏi, ngoan, hư, xinh (nước nóng, nước lạnh, bé ngoan, búp bê xinh...); cũng như bạn chú ý dùng các trạng từ chỉ địa điểm: ở đâu, trên, trên cao, dưới, bên cạnh... Bạn luôn nhớ một điều đừng ép bé học nói và đừng so sánh bé với những trẻ khác, vì sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau. Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn đồ chơi cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi Trong tháng tuổi này bé đã có nhiều tiến bộ: muốn được làm vừa lòng bạn, nên bé sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của bạn; bé rất thích được mẹ khen và bé cũng sẽ không vui khi bị mẹ chê. Do vậy, bạn phải nhẹ nhàng, khoan dung đối với bé. Bạn đừng bao giờ ép buộc, ra mệnh lệnh, hoặc chê trách bé. Mà bạn hãy thường xuyên khen ngợi, động viên khi bé tự làm được một điều gì đó, dù là rất nhỏ. Điều này sẽ khích lệ bé, khiến bé luôn tự tin vào bản thân mình. Bạn hãy giao cho bé những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện như bảo bé đưa tờ báo cho bố, giúp mẹ cất đồ chơi... Bé bắt đầu biết các bộ phận của cơ thể mình như mắt, tai, mũi... Nhận biết được các nhân vật quen thuộc trong truyện; nhận biết được con mèo trong tranh và con mèo đồ chơi... Bé có thể bắt chước tiếng kêu của một số con vật như mèo, chuột, gà, chim... Đến tháng tuổi này, bé đã biết dùng những câu đầu tiên - câu một từ. Bé nói những câu một từ trong khoảng nửa năm. Đồng thời câu một từ có thể dùng để chỉ nhiều vật và nhiều người khác nhau. Song câu nói một từ này của bé có đặc điểm là gắn liền với văn cảnh. Nhờ có văn cảnh cùng với ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của bé mà chúng ta hiểu được điều bé muốn nói. Ví dụ khi bị nói "cơm" bạn sẽ hiểu là bé muốn ăn cơm. Bạn đừng bao giờ đón trước ý muốn của bé, mà hãy tạo các cơ hội buộc bé phải tự nói ra các ý muốn của mình. Ví dụ: khi muốn uống nước, bé nói "mẹ", mặc dù đã hiểu ý muốn của bé, bạn cũng đừng đưa nước ngay cho bé mà nên hỏi lại "Con muốn cái gì?" Sao cho bé phải nói lên được từ "nước", nếu bé vẫn không nói được, thì bạn sẽ nói với bé: "Mẹ cho con nước" và nhắc lại từ "nước". Cứ như vậy thì chẳng bao lâu bé sẽ nói được hai từ "Mẹ, nước". Bé thích nghe các âm thanh, do đó bạn nên giới thiệu với bé các loại âm thanh: tiếng các loại vật, xe cộ và âm nhạc. Ví dụ: "tiếng cửa kêu cót két", "tiếng ôtô bim bim", "tiếng giấy sột soạt"... và cho bé nhắc lại những từ dễ như "bim bim"... Bạn nên nói cho bé biết tên, màu sắc, cấu tạo của bất cứ đồ vật nào mà bé gặp. Đọc đi, đọc lại một hai câu chuyện mà bé ưa thích, nói tên các nhân vật để bé nhắc theo, hoặc hỏi bé tên nhân vật trong chuyện (ví dụ: chỉ vào em bé trong truyện và hỏi bé: "Ai đây ?") Bé đã đi được, nhưng chưa vững, còn chập chững, bước thấp, bước cao. Bé có thể cúi xuống để nhặt đồ chơi, mà không cần vịn vào một vật khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được vận động, được đi lại, leo trèo (bậc cầu thang, giường, ghế...) nhưng bạn phải thường xuyên để ý và giúp đỡ bé khi cần thiết vì bé rất dễ bị ngã. Bé biết tự cầm cốc để uống nước; biết cầm thìa thức ăn đưa vào miệng, nhưng chưa chính xác. Bé đã biết xếp tháp bằng ba khối gỗ; bắt đầu biết giở trang sách. Bạn nên cho bé các khối gỗ nhiều màu sắc để bé xếp tháp (nếu bé không biết xếp tháp thì bạn hãy xếp mẫu cho bé bắt chước; bạn đừng quên phải luôn luôn kết hợp lời nói với hành động : "Mẹ chồng khối gỗ màu đỏ lên khối gỗ màu xanh"...); cũng cho bé các quyển sách với các trang giấy hơi dày một chút để bé tập giở sách. Bé biết lúc nào bé muốn đi tiểu, nhưng sự kiềm chế của bé còn kém, nên nếu bạn không nhanh là bé sẽ tè ra quần. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé có muốn đi tiểu không ? Tuy nhiên, nếu bé có lỡ tè ra thì bạn hãy vui vẻ, nếu không, sự cáu giận của bạn sẽ khiến bé sợ hãi mỗi khi buồn đi tiểu và điều này không có lợi cho sức khỏe của bé. Bé bắt đầu biết ngồi bô để đi ngoài sau bữa ăn, nhưng đừng bắt bé ngồi quá lâu. Xem thêm: Bé phát triển như thế nào từ 18 - 24 tháng tuổi 11. Trẻ mười tháng tuổi Sự vận động của bé dễ dàng hơn trước nhiều: ngồi quay bên nọ, bên kia... chuyển tư thế từ ngồi sang nằm, biết đi men. Bé nhặt được các đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ - đây là bước tiến quan trọng của bé. Bé biết nhiều thứ: giơ tay, giơ chân để mặc quần áo, để mẹ bế... Biết giơ tay chào, bai - bai... Biết vỗ (ru) búp bê, gấu bông. Bé cũng đã nhận diện được ông bà, bố hoặc anh, chị của mình. Biết quay đầu tìm đồ vật quen thuộc khi được nghe câu hỏi "ở đâu". Ví dụ: đồng hồ ở đâu? Ngay từ khi bé bắt đầu tập bò, tập ngồi, tập đứng, tức là khi bé tự di chuyển được, thì bé đã phát hiện ra nhiều điều mới. Bé sẽ sờ mó, vứt lung tung mọi thứ, cũng như bé sẽ nhặt tất cả những gì bé bắt gặp và cho chúng vào miệng. Vì vậy bạn cần phải cẩn thận, đừng để các chất độc hại, nguy hiểm (như dây điện, bếp, đinh, kim, hột, hạt nhỏ, thuốc...) trong tầm tay với của bé. Hãy luôn tạo điều kiện để bé được hoạt động tích cực: được vận động - trườn, bò, tập vịn, tập đứng, đi men, được chơi với các đồ chơi, đồ vật, dù là mùa đông hay mùa hè, đừng nên ngăn cấm bé hoạt động. Và bạn cũng đừng quên phải thường xuyên trò chuyện với bé, giải thích cặn kẽ những công việc bạn đang tiến hành với bé. Ví dụ nói với bé: "Đến giờ ăn rồi! Con phải đeo yếm, ngồi vào ghế và ăn bột nào". Dạy bé phát âm theo bạn một số từ. Khi trò chuyện với bé, bạn cần phải nói thong thả, rõ ràng và dùng câu đơn giản, chính xác giúp cho bé dễ hiểu và dễ bắt chước. Cho bé chơi các dồ vật có âm thanh, màu sắc rực rỡ và có hình dạng rõ ràng. Dạy bé xếp chồng 2-3 khối gỗ lên nhau. Ở độ tuổi này, bé khá nhạy cảm với các tiết tấu âm nhạc, vì vậy bạn nên thường xuyên cho bé nghe các bài hát, bản nhạc có tiết tấu âm nhạc rõ ràng qua ti vi. 12. Trẻ mười một tháng tuổi Bé hoàn toàn vận động dễ dàng khi ngồi, bò đến những nơi bé muốn, bé tiếp tục tập vịn đứng lên và đi men. Bé thích cầm các đồ vật đưa cho mẹ và những người thân; bé thích những trò chơi như "vỗ tay bà cho ăn bánh, không vỗ tay bà đánh lên đầu"... Bé bắt đầu nói đượ một số từ có nghĩa. Bé có thể chỉ các hình trong tranh cho bạn xem, nhưng sự tập trung chú ý của bé không lâu. Bé thích chơi đi chơi lại trò chơi quẳng đồ chơi xuống đất rồi gọi mẹ lấy. Bé bắt đầu hiểu "ở trong" và "ở ngoài", "ở đây" và "ở đằng kia". Bạn nên có các vật nhỏ (mẩu bánh mì, miếng bánh quy,...) để bé tập nhặt bằng ngón tay cái và một ngón khác. Thỉnh thoảng, bạn và những người trong gia đình nên chơi với bé, như chơi ú òa, tìm đồ vật bị giấu, chơi lăn bóng với bé (hai mẹ con ngồi đối diện, hai chân hơi dạng ra và lăn bóng cho nhau)... Bạn cũng đừng quên thường xuyên trò chuyện, giải thích mọi việc với bé bằng những câu nói đơn giản, rõ ràng. Bạn không nên lặp lại các câu nói sai, ngọng nghịu của bé như "coong khoong ăng" mà hãy nói lại cho bé nghe câu nói đúng là "con không ăn"... Bé đã có thể "xem" sách được rồi. Bạn hãy cũng bé xem những quyển sách có in tranh minh họa to, rõ ràng. Hằng ngày dạy bé tập đi, bạn dắt bé bằng hai tay, rồi đến lấy đồ chơi, quà bánh... bằng một tay. 13. Trẻ mười hai tháng tuổi Bé đã có thể đứng vững một mình và biết đi. Bé đã hiểu được nhiều câu nói của người lớn và do đó cũng thực hiện được nhiều yêu cầu, đề nghị của mọi người. Ví dụ: bé rất thích "biểu diễn" những tiết mục tình cảm theo yêu cầu của bạn: thơm mẹ, yêu mẹ... thích mang các đồ vật, đồ chơi đến cho bạn. Bé đã có thể nói được một vài từ quen thuộc; hiểu được những câu hỏi đơn giản. Ví dụ: Bé có thể quay đàu hoặc chỉ tay về phía đồ vật khi nghe câu hỏi: "Búp bê đâu?"; "Quả bóng đâu?"; "Bố đâu?"... Có thể nhận biết được các hình quen thuộc trong tranh, trong sách. Bạn hãy tiếp tục dạy bé xem tranh (bạn chỉ vào nhân vật trong tranh và nói tên nhân vật đó để bé nói theo). Để luyện tập sự chú ý của bé, bạn hãy kể những câu chuyện thật đơn giản theo các bức tranh mà trẻ nhìn thấy. Ví dụ: với bức tranh con chó, bạn có thể kể: "Đây là con chó Bi, nó sủa gâu gâu..." Bạn làm động tác và tiếng chó sủa vài lần, để bé bắt chước tiếng chó sủa "gâu, gâu" theo bạn. Vẫn tiếp tục dạy bé nhặt các đồ vật nhỏ: bỏ các đồ vật vào hoặc nhặt chúng ra khỏi rổ (hộp). Dạy bé xếp chồng các khối gỗ. Chơi các trò chơi: với bóng (lăn, ném...); với oto (kéo, đẩy...); Bế búp bê đi chơi; mang bát đến cho mẹ... Bạn nên tạo ra các tình huống để bé trả lời bằng lời nói hoặc cử chỉ, hành động. Ví dụ hỏi: "con gà đâu?", "oto đâu?"... Xem thêm: Sự phát triển của trẻ từ 13 - 18 tháng tuổi 8. Trẻ bảy tháng tuổi Bé biết trườn, lúc đầu trườn lùi, sau trườn lên phía trước. Tiếp theo bé biết bò, biết tự ngồi không cần đỡ. Bé cầm đồ vật chắc hơn; biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia; biết vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay. Đập đồ vật xuống bàn, giường... để chúng phát ra các âm thanh. Bé bắt đầu biết khước từ các cuộc hội thoại, phân biệt được người quen, người lạ. Bé nhận biết được khá nhiều những âm thanh quen thuộc, biết tên của mình. Bé thể hiện sự độc lập của mình bằng cách muốn tự ăn (tự cầm bánh ăn). Bé bắt đầu bắt chước được một số hành động đơn giản như vẫy tay, giơ tay chào... và đoán trước được những hành động tiếp theo (chỉ với những hành động quen thuộc, ví dụ : Biết giơ tay ra trước khi mẹ mặc áo cho bé...). Bạn tiếp tục chơi trò tìm kiếm đồ vật rơi; chơi ú òa với bé. Trò chuyện với bé về tính chất của các đồ vật (ví dụ: bạn lăn quả bóng và nói: "bóng tròn"). Bạn hãy gọi tên bé thường xuyên để giúp bé nhận biết được tên của mình. Từ tháng này trở đi, bé có thể bắt chước được một số âm thanh, vì vậy bạn nên nói chậm rãi, rõ ràng một số tiếng để bé bắt chước, như "bà", "gà", "ạ"... Cho bé ăn 2 bữa bột đặc và uống hai lần nước quả/ngày 9. Trẻ tám tháng tuổi Bé đã biết bò thành thạo và bắt đầu muốn tập đi: vịn đứng lên, nhoài người để lấy đồ chơi. Bé thích gây ra tiếng động bằng cách đập các đồ chơi, đồ vật ở xung quanh. Bé đã có thể nắm chắc các đồ vật bằng các ngón tay của mình. Bé cũng đã bắt đầu hiểu được nghĩa của một số từ quen thuộc, ví dụ khi người lớn nói "không được", bé đã hiểu được đây là từ ngăn cản không cho phép bé làm một việc nào đó. Bé cũng biết sử dụng những dấu hiệu nhất định để thể hiện ý muốn của mình, như giơ tay đòi lấy đồ chơi ở cách xa bé, hoặc biết chỉ tay đòi đi chơi... Bé cũng đã biết chơi với một đồ chơi lâu hơn, hay biết chơi trò chơi "ú òa" với người lớn. Ở tháng tuổi này, nếu bạn muốn con bạn làm một động tác nào đó, đầu tiên bạn phải làm mẫu cho bé xem, sau đó hướng dẫn bé làm những động tác cần thiết - trong khi hướng dẫn bé, bạn phải vừa làm động tác, vừa dùng lời nói đơn giản, rõ ràng để diễn giải sự việc. Ví dụ: để dạy bé vỗ tay hoan hô, bạn vỗ tay cho bé xem, sau đó vừa vỗ tay, vừa nói hoan hô, để bé làm theo. Bạn nên khuyến khích bé tự chơi một mình với các đồ chơi, hoặc bạn để đồ chơi cách xa bé một chút buộc bé phải tự trườn, bò đến lấy các đồ chơi đó. Bạn nên thường xuyên nhắc lại các âm thanh rời rạc mà con bạn phát ra như "ba ba", "ma ma"... trò chuyện với bé bằng các từ rõ ràng, dễ hiểu và khuyến khích bé nói theo một số từ. Từ tháng tuổi này, bạn nên cho bé ăn ba bữa bột đặc và uống hai bữa nước hoa quả trong một ngày. 10. Trẻ chín tháng tuổi Bé có thể ngồi được khoảng 10 phút và có thể đứng chững được một lát. Bé đã biết vịn đứng dậy và có thể chơi trò: Kéo cưa lừa xẻ với mẹ. Bé biết nhặt các đồ vật bằng các ngón tay (chộp đồ vật). Bé nhận biết được những trò chơi, nhịp điệu quen thuộc. Biết cười trước những động tác, những hành động buồn cười... Thể hiện sự đồng ý hay từ chối bằng các dấu hiệu, động tác, như giơ tay để mẹ rửa, quay đầu không chịu đeo yếm để ăn... Nói những từ chưa có ý nghĩa như ba ba, ma ma... Từ tháng tuổi này, bé đã có thể hiểu được một số yêu cầu và lời nói của người lớn. Tuy bé chưa hiểu trọn vẹn cả câu nói, nhưng bé đã hiểu được các từ quen thuộc. Dần dần bé sẽ xác định được mối quan hệ giữa các từ nghe thấy với các hành động và cử động của bé sẽ trả lời bằng các hành động phù hợp với các lời nói của người lớn. Như vậy, đến giai đoạn, khi mà bé đã biết xác định mối liên hệ giữa lời nói và hành động, thì cũng là lúc mà lời nói của người lớn sẽ có tác động mạnh đến hành vi của bé. Bạn cần thường xuyên dùng lời nói để khuyến khích các hành động của bé: "con vỗ tay hoan hô nào", "con chào bà đi", "con thơm bố đi"... Bạn hãy tạo điều kiện để bé tập vịn đứng lên, tập đi men (ví dụ: bạn để bánh ở cuối thành giường và gọi bé "lại đây mẹ cho bánh nào"...) Nên có thời gian để bé tự ngồi chơi với các đồ chơi của mình. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ (P4) 5. Trẻ bốn tháng tuổi Bé thích được bế ngồi lên để nhìn mọi vật xung quanh, nhưng bạn phải đỡ đầu, vì cơ cổ của bé vẫn còn yếu. Bé bắt đầu biết lẫy, biết điều khiển được tay và chân của mình, biết giơ tay cầm đồ chơi. Sự tò mò của bé tăng dần, bé thích thú với đồ chơi, với âm thanh, với các địa điểm mới, với những người mới và với những cảm giác mới. Bé đã nhận ra được những đồ vật, địa điểm quen thuộc và bắt đầu có những thói quen (đi vệ sinh, ăn, ngủ, đúng giờ). Bé đã muốn giao tiếp bằng lời với mọi người, bé cười thành tiếng, biết hóng chuyện, kêu la aa gogo uu... khi vui thích, hoặc lúc cáu giận. Do đó, bạn càng nói chuyện nhiều với bé thì bé càng thích bập bẹ. Hãy trò chuyện với bé như thể bé có thể nghe và hiểu được những điều bạn nói. Bé thích nghịch hai bàn tay của mình và muốn cầm nắm các đồ vật. Bạn nên treo đồ chơi ở phía trên giường, xe nôi, vừa tầm để bé có thể nhìn, nghe, cầm được các đồ chơi đó. Bạn cũng cần tạo ra các cơ hội để bé tập cầm nắm đồ vật, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau (vải, nhựa, cao su, gỗ... - chú ý các loại đồ chơi phải bảo đảm vệ sinh và an toàn cho bé). Tiếp tục tập cho bé lăn về một bên. Thỉnh thoảng cho bé nằm sấp và bạn thường xuyên nói chuyện với bé hoặc giơ đồ chơi cho bé nhìn nhằm mục đích giúp bé nâng được đầu lên. Cho bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, uống Sabin phòng bệnh bại liệt lần 2. Từ tháng này trở đi, bạn nên cho bé uống thêm nước quả tươi (cam, quýt...), lúc đầu 1/2 thìa, sau tăng dần lên 2 - 3 thìa, uống 2 lần/ngày. 6. Trẻ năm tháng tuổi Bé giữ được thẳng đầu của mình, dù ở trong tư thế bế ngồi, họ bế đi lại. Bé biết với lấy đồ chơi treo trước mặt cách ngực khoảng 25 - 30cm và cho vào miệng cắn. Bé rất thích những trò chơi như xé giấy, đập nước khi tắm. Bé đã có thể tập trung sự chú ý để quan sát một đồ vật nào đó. Cười với bóng mình trong gương. Quay đầu theo hướng âm thanh. Dùng các động tác tay và chân để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Bé đang học cách thám hiểm xung quanh, đôi bàn tay là công cụ hữu ích của bé. Hãy tạo điều kiện để bé được thường xuyên cầm nắm đồ vật, đồ chơi ở các vị trí, tư thế khác nhau (nằm, ngồi, với lấy). Kích thích trí tò mò của bé, bằng cách nói chậm rãi và rõ ràng về những gì bé thấy. Ví dụ : bạn cho bé xem con gà và nói "Gà", "Gà". Ở tháng tuổi này, bé đã biết ăn bột loãng, lúc đầu bạn nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, sau tăng dần lên 2 bữa/ngày. Ngoài ra vẫn tiếp tục cho bé uống nước quả tươi 2 lần/ngày, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê. Bé cần tiêm phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, uống Sabin phòng bệnh bại liệt lần 3. 7. Trẻ sáu tháng tuổi Bé có thể chống tay ưỡn ngực; có thể ngồi nhưng cần phải đỡ bé. Vận động của tay tốt hơn, bé biết cầm chặt bình sữa để bú, nếu bé đang có một đồ vật trong tay, bé sẽ vứt đi để lấy đồ vật khác mà người lớn đưa cho, cuối tháng tuổi, bé mới có thể cùng một lúc hai tay cầm hai đồ vật. Bé để ý, tìm kiếm các tiếng động, tiếng nói. Bé rất mừng rỡ khi có ai đó đi đến và bé bắt đầu biết giơ tay đòi bế. Bé nói chuyện, cười với bóng mình trong gương. Bé có thể biết né tránh những vật lạ, có thể hiện sự sợ hãi và bắt đầu thích hoặc không thích món ăn này, món ăn khác. Bé tiếp tục tìm hiểu các đồ vật xung quanh, thăm dò tính chất chúng, nên bé thích đập, chà, cắn... các đồ vật. Bạn hãy cho bé nhìn một đồ vật, sau đó di chuyển vật đó trong tầm mắt của bé và giúp bé tìm lại đồ vật, (ví dụ: tìm bóng bị rơi) Thời kì này kĩ thuật giao tiếp ở bé đang phát triển, vì vậy bạn hãy thường xuyên chơi với bé. Ví dụ: bạn có thể áp mặt bạn sát mặt bé, sau đó từ từ che mặt bạn bằng một tấm khăn và nói chuyện qua tấm khăn đó. Nếu bé kéo được tấm khăn che mặt bạn đi, bạn hãy mỉm cười và khen ngợi bé. Hoặc thỉnh thoảng bạn chơi ú òa với bé. Ở tháng tuổi này, cho bé ăn 2 bữa bột loãng/ngày và tăng dần lượng bột, thịt, rau để bát bột đặc dần. Xem thêm: Trẻ em có từng bước phát triển khác nhau qua từng thời kỳ. Chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của trẻ là một niềm vui to lớn của các bậc cha mẹ. 1. Trẻ sơ sinh - Tư thế của mọi trẻ sơ sinh đều giống nhau, dù bạn đặt nằm ngửa hay nằm sấp bé sẽ quay đầu theo hướng ưa thích của nó và chân tay thì co quắp lại. Các ngón tay của bé nắm chặt, chỉ khi có tiếng động mạnh, tiếng violong thì các ngón tay mới duỗi ra. Ngay từ khi sinh ra bé đã có thể nghe được. Ngày tuổi thứ nhất bé tỉnh táo. Ngày thứ ba khi nghe mẹ nói, bé hưởng ứng và muốn nhìn vào mẹ. Ngày thứ 14 bé "nhận" ra mẹ của mình bằng mùi vị của sữa, hoặc thân thể của mẹ chạm vào da thịt bé. Ngày thứ 18 bé phát ra các âm thanh và quay đầu về phía có tiếng động. ngày thứ 24 khi mẹ nói chuyện, môi bé chúm lại. - Đối với trẻ sơ sinh, cái mà bé nhận ra đầu tiêm chính là mẹ mình. Mặt mẹ, giọng nói của mẹ, mùi da thịt của mẹ... tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu và là điều không thể thiếu được trong cuộc sống của bé. Vì vậy, bạn hãy ôm ấp, vỗ về bé, nhạy cảm và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé, nhìn vào mắt bé nựng và hát cho bé nghe; để xúc xắc gần và lắc cho bé chú ý, rồi từ từ di chuyển xúc xắc sang hai bên cho bé nhìn theo. - Nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ ngày đầu tiên, cho bé bú cả hai bên vú mỗi lần cho ăn. Một ngày bé bú khoảng 8 - 10 lần. Lúc cho bú là thời điểm thích hợp nhất để bạn âu yếm, trò chuyện, vuốt ve làm duỗi các ngón tay, đôi chân của bé. - Bạn nhớ cho bé tiêm BBG (phòng lao) sau khi sinh Bạn cũng cần chú ý đến việc quy định thời gain biểu trong một ngày cho bé về ăn - thức - ngủ sao cho hợp lí, có như vậy mới có cơ sở tốt cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ sau này. 2. Trẻ một tháng tuổi Các cơ cổ của bé còn yếu, chưa giữ được đầu. Các ngón tay buông lỏng hơn nhưng còn nứm khá chặt. Bé bắt đầu hiểu ngôn ngữ bằng cơ thể - khi bạn ôm bé vào lòng, bằng sự dịu dàng âu yếm của bạn thì bé sẽ cảm thấy thoải mái, cơ thể của bé thư giãn, còn nếu bạn ôm vé với tâm trạng căng thẳng thì người bé sẽ căng cứng, khó chịu. Bé cũng biết điều chỉnh hành vi của mình theo ngữ điệu giọng nói cửa bạn, khi bạn nựng nhẹ nhàng bé sẽ yên lặng, còn nếu bạn quát mắng, lên giọng, bé sẽ khóc, hoặc hoảng hốt. Bạn cần âu yếm, vuốt ve, trò chuyện nhẹ nhàng với bé ở mọi lúc, mọi nơi: khi thay tã lót, khi tắm rửa, khi cho bé ăn... 3. Trẻ hai tháng tuổi Bé có thể giữ được thẳng đầu một lát, khi được bế đứng hoặc bế ngồi. Có thể nâng được đầu lên một chút khi đặt bé nằm sấp. Các ngón tay buông lỏng hoàn toàn, bé bắt đầu quan tâm đến hai bàn tay của mình. Bé thích cười và cười thường xuyên khi bạn nựng bé. Bé đã biết quan tâm đến mọi vật xung quanh, đôi mắt của bé đã biết hướng theo vật chuyển động, hoặc nơi phát ra âm thanh và bắt đầu chăm chú nhìn vào một vật hoặc đồ vật treo cách mắt bé 20 - 25cm. Ở độ tuổi này, bé đang học cách giao tiếp, mỉm cười, do đó bạn nên thường xuyên đặt bé vào lòng, nhìn vào mắt bé, mỉm cười, trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Bé cũng đang học cách ngẩng đầu để "tìm hiểu" thế giới xung quanh, vì vậy thỉnh thoảng bạn nên cho bé nằm sấp một lát. Bạn đừng quên thường xuyên vuốt ve các ngón tay, đôi chân của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé trong mọi lúc: khi cho bé ăn, khi thay tã lót hoặc cả khi tắm rửa cho bé, bạn sẽ nhận thấy rằng âm thanh trong giọng nói âu yếm, dịu dàng của bạn sẽ làm cho bé yên tâm. 4. Trẻ ba tháng tuổi Bé đã có thể nân được đầu lên khi đặt bé nằm sấp hay khi bế bé ở tư thế đứng, hoặc ngồi. Nhưng cũng chỉ một lúc là đầu bé lại gục xuống. Bé bắt đầu phát hiện ra cơ thể của mình, bé nhìn và nghịch các ngón tay của mình. Nếu bạn đặt vào tay bé một đồ vật, bé có thể giữ được trong vài phút. Bé sẽ hưởng ứng cuộc hội thoại với bạn bằng nhiều cách: bé thích thú, cười, phát ra các âm thanh, khua tay chân... Đối với trẻ ở tháng tuổi này, bạn nên bế bé lên hoặc cho bé nằm trong xe nôi, sao cho bé có thể nhìn được mọi đồ vật xung quanh, nghe được mọi âm thanh (vô tuyến, đài, tiếng nước chảy...). Bạn đừng quên phải thường xuyên trò chuyện với bé, và nhắc lại cho bé nghe tất cả các âm thanh mà bé tự phát ra "aaa... gừ... gừ; ...", nhằm phát triển khả năng nghe và nói của bé. Bàn tay của bé đã linh hoạt hơn những tháng trước, hãy thường xuyên cho tay của bé được chạm vào các loại đồ vật khác nhau (bằng vải, nhựa, gỗ...), hoặc được nghịch trong nước khi tắm cho bé. Các cơ bắp của bé đang phát triển giúp bé tự di chuyển sau này, vì vậy hãy thường xuyên trò chuyện, hoặc lắc đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh ở phía trước mặt, bên phải, bên trái bé, để bé tập lăn về một bên. Trẻ ở độ tuổi này, bạn cần phải đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, uống Sabin phòng bệnh bại liệt. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi (P2) Siêu vi viêm gan B là loại virus ảnh hưởng đến gan. Những người bị nhiễm bệnh có thể trở thành người mang mầm bệnh suốt đời và bệnh có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Lịch tiêm chủng viêm gan B cho trẻ Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm chủng vắc xin viêm gan B theo phác đồ sau:
Nếu người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B thì trẻ phải được chủng ngừa trong vòng 12 giờ sau khi sinh cùng với một mũi chích ngừa khác - globulin miễn nhiễm viêm gan loại B (HBIG) để ngay lập tức bảo vệ bé chống lại siêu vi khuẩn này. Nếu người mẹ không mắc bệnh viêm gan B thì trẻ sẽ được tiêm ngừa HepB trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Vì sao các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ? Việc tiêm HepB thường tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài. Trẻ sơ sinh được tiêm phòng vắc xin viêm gan B HepB sẽ được bảo vệ khỏi nhiễm viêm gan loại B không chỉ trong suốt thời thơ ấu mà còn trong những năm trưởng thành. Ngoài ra, nếu người lớn chưa từng tiêm phòng viêm gan B thì cũng nên đi tiêm loại vắc xin này bởi loại bỏ virus viêm gan B khỏi cơ thể cũng là làm giảm nguy cơ xơ gan, bệnh gan mãn tính và ung thư gan. Tác dụng phụ khi tiêm phòng viêm gan B Rất hiếm gặp các các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên, có một số phản ứng thường gặp như trẻ bị sốt nhẹ, hoặc sưng, đỏ chỗ tiêm. Các phản ứng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày Trường hợp nào trì hoãn hoặc không tiêm phòng viêm gan B cho trẻ? Nếu mẹ không có virus viêm gan B trong máu thì việc chủng ngừa có thể trì hoãn đối với trẻ nặng dưới 2kg. Và trẻ sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B mũi đầu tiêm vào lúc trẻ 1 tháng tuổi hoặc khi trẻ được xuất viện. Trường hợp trẻ không được tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Trẻ đang bị bệnh, kể cả trường hợp cảm nhẹ hoặc mắc các bệnh nhẹ khác. bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) sau liều vắc xin trước đó hoặc bị dị ứng với nấm men Chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm phòng Tiêm vắc xin có thể gây sốt nhẹ và đau nhức hoặc đỏ ở khu vực tiêm chủng. Kiểm tra với bác sĩ để xem liệu bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau hoặc hạ sốt hay không. Không nên cho trẻ sơ sinh uống hai loại thuốc này cùng một lúc. Trái với suy nghĩ của nhiều người, sởi là một bệnh rất nguy hiểm cho trẻ, nếu không được hỗ trợ điều trị và chăm sóc đúng cách khả năng bệnh lây lan là rất cao và gây ra nhiều biến chứng cho trẻ. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi đã giảm đi rất nhiều do trẻ được tiêm phòng sởi. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng sởi thường có các phản ứng phụ làm các mẹ rất lo lắng, và câu hỏi được các mẹ quan tâm nhiều nhất là trẻ tiêm phòng sởi có bị sốt không? Sự khác nhau giữ vắc xin sởi đơn và sởi - quai bị - rubella Vắc xin sởi đơn: Là vắc xin đơn giá, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng mũi sởi đơn cho bé được 9 tháng tuổi. (Vắc xin sử dụng tiêm nhắc khi bé được 18 tháng tuổi là vắc xin sởi – rubella). Vắc xin sởi - quai bị - rubella: Là vắc xin tam giá, giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là vắc xin tiêm dịch vụ. Vắc xin sởi – quai bị- rubella tiêm cho trẻ thường theo lịch: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi. Trẻ tiêm phòng sởi có bị sốt không? Rất nhiều bà mẹ lo lắng về vấn đề trẻ có bị sốt sau khi tiêm phòng sởi không. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh: việc bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin sởi nói chung và các loại vắc xin khác nói riêng là phản ứng hết sức bình thường. Sốt sau khi chích ngừa là một biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc xin. Vắc xin sởi đã được kiểm chứng và đánh giá lần toàn, rất hiếm gặp các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm. Một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng sởi:
Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng này đều rất nhẹ và sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị. Một điều lưu ý cho các mẹ là nên chọn những trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo nguồn vắc xin chất lượng, có kiểm tra, sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm. Ngoài ra, các mẹ nên chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con mình trước và sau khi tiêm để nhân viên y tế có thể theo dõi tình trạng của trẻ. Xem thêm: |
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|