Bé có thể trở thành một người thích giúp đỡ người khác, hoặc chỉ muốn người khác phục vụ mình. Bé có thể có tính cẩn thận hoặc cầu thả; có thể giàu trí tưởng tượng hoặc đơn điệu; có thể biết tiếp thu các ý kiến phê bình, hoặc không tiếp thu được. Bé có thể trở thành người năng động, sáng tạo, người lãnh đạo, hoặc người thụ động, phụ thuộc... Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, cách cư xử hàng ngày, hành vi đạo đức của cha mẹ và của những người xung quanh bé (ông bà, anh chị...). Bạn nên hướng dẫn cho bé cách giải quyết các vấn đề; Cũng như bạn nên chấp nhận ngay các quyết định của bé không hoài nghi, tranh cãi. Từ từ bạn sẽ nâng cao trách nhiệm của bé trong các công việc, bằng cách giao cho bé những nhiệm vụ khó dần, nhưng bạn phải sẵn sàng giúp đỡ khi bé yêu cầu. Nếu bé không thực hiện được, hoặc thực hiện sai nhiệm vụ bạn giao thì đừng quát mắng bé, mà biến điều đó thành một trò đùa, vui nhẹ nhàng, sau đó giảng giải và hướng dẫn để bé làm lại. Nên để bé tự chơi các trò chơi, leo trèo các bậc thang... đồng thời bạn cũng phải dành những khoảng thời gian đặc biệt trong ngày để cùng chơi với bé, và luôn luôn đồng cảm với những khó khăn hoặc sự đau đớn của bé. Bạn hãy thể hiện cho bé biết rằng bạn rất hài lòng khi bé vui vẻ thực hiện các yêu cầu của mọi người xung quanh. Điều này sẽ càng khích lệ sự hào phóng, hứng thú của bé. Nếu bé là con một thì bạn lưu ý kiềm chế các đòi hỏi không phù hợp của bé, đừng biến bé thành những người ích kỉ. Bé thích nghe các cuộc hội thoại giữa những người lớn, thích nói xen các câu nói của mình vào khi người lớn đang nói chuyện. Bé thích tiếp xúc và bắt chước những người lớn tuổi. Bé yêu mến những người thân trong gia đình, yêu các con vật nhỏ (chó, mèo...); Thích chơi bên cạnh, nhưng không chơi cùng với các trẻ khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được chơi bên cạnh những trẻ khác, nhưng bảo đảm phải có đủ số lượng đồ chơi giống nhau cho số trẻ chơi, thì trẻ mới không tranh giành đồ chơi của nhau. Bé bắt đầu thích mặc quần áo mới, đẹp... Bé bắt đầu biết vẽ nguệch ngoạc; xếp được tháp bằng bốn khối gỗ. Biết giở sách ; biết cài cúc, mở cửa... và đặc biệt bé thích táy máy chọc tay vào các lỗ (lỗ phích điện, chai...)... Do vậy, trẻ ở tháng tuổi này, bạn lại càng lưu ý đừng để các vật độc hại, nguy hiểm trong tầm tay với của bé và phải thường xuyên để mắt tới mọi hành động của bé. Bạn nên khuyến khích bé tự mặc quần áo, tập cài khuy; cho bé giấy, bút màu để bé tập vẽ... Đến những tháng tuổi này, ngoài các câu đơn một từ, bé đã có thể nói được câu cụm từ, đây là hình thức câu đầu tiên được tạo thành do sự liên kết các từ. Song câu cụm từ của bé chưa phân định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ... trong câu, phần lớn là câu hại từ. Ví dụ: "Mèo đấy" (18 tháng); "Chị quạt" (20 tháng)... Dần dần bé mới sử dụng được câu đơn đầy đủ có hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ - ví dụ: "con ăn nho" (22 tháng). Vốn từ của bé có khoảng 30 từ: xuất hiện các từ sở hữu như "của con"; từ phủ định "không phải", "con không ăn"..., bé bắt đầu biết hỏi các câu hỏi đơn giản như: "Mẹ đâu?" và biết trả lời "ở đây"... Biết đòi đồ ăn uống, đồ chơi, đi bộ... có thể khóc, lăn lộn... để bạn đáp ứng các yêu cầu của bé, cũng như để thu hút sự chú ý của bạn. Tuy nhiên trật tự từ trong các câu nói của bé còn lộn xộn. Ví dụ: "cài cổ cúc", cất thìa mẹ đi"; "em đội thử vừa xem nhé"... (24 tháng). Hoặc bé còn nói lắp, nói ngọng, phát âm sai các âm khó như l-n, t-đ. Bạn hãy sử dụng các tính từ ở bất cứ chỗ nào mà bạn có thể, đầu tiên là các tính từ như: nóng, lạnh, giỏi, ngoan, hư, xinh (nước nóng, nước lạnh, bé ngoan, búp bê xinh...); cũng như bạn chú ý dùng các trạng từ chỉ địa điểm: ở đâu, trên, trên cao, dưới, bên cạnh... Bạn luôn nhớ một điều đừng ép bé học nói và đừng so sánh bé với những trẻ khác, vì sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau. Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn đồ chơi cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi Trong tháng tuổi này bé đã có nhiều tiến bộ: muốn được làm vừa lòng bạn, nên bé sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của bạn; bé rất thích được mẹ khen và bé cũng sẽ không vui khi bị mẹ chê. Do vậy, bạn phải nhẹ nhàng, khoan dung đối với bé. Bạn đừng bao giờ ép buộc, ra mệnh lệnh, hoặc chê trách bé. Mà bạn hãy thường xuyên khen ngợi, động viên khi bé tự làm được một điều gì đó, dù là rất nhỏ. Điều này sẽ khích lệ bé, khiến bé luôn tự tin vào bản thân mình. Bạn hãy giao cho bé những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện như bảo bé đưa tờ báo cho bố, giúp mẹ cất đồ chơi... Bé bắt đầu biết các bộ phận của cơ thể mình như mắt, tai, mũi... Nhận biết được các nhân vật quen thuộc trong truyện; nhận biết được con mèo trong tranh và con mèo đồ chơi... Bé có thể bắt chước tiếng kêu của một số con vật như mèo, chuột, gà, chim... Đến tháng tuổi này, bé đã biết dùng những câu đầu tiên - câu một từ. Bé nói những câu một từ trong khoảng nửa năm. Đồng thời câu một từ có thể dùng để chỉ nhiều vật và nhiều người khác nhau. Song câu nói một từ này của bé có đặc điểm là gắn liền với văn cảnh. Nhờ có văn cảnh cùng với ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của bé mà chúng ta hiểu được điều bé muốn nói. Ví dụ khi bị nói "cơm" bạn sẽ hiểu là bé muốn ăn cơm. Bạn đừng bao giờ đón trước ý muốn của bé, mà hãy tạo các cơ hội buộc bé phải tự nói ra các ý muốn của mình. Ví dụ: khi muốn uống nước, bé nói "mẹ", mặc dù đã hiểu ý muốn của bé, bạn cũng đừng đưa nước ngay cho bé mà nên hỏi lại "Con muốn cái gì?" Sao cho bé phải nói lên được từ "nước", nếu bé vẫn không nói được, thì bạn sẽ nói với bé: "Mẹ cho con nước" và nhắc lại từ "nước". Cứ như vậy thì chẳng bao lâu bé sẽ nói được hai từ "Mẹ, nước". Bé thích nghe các âm thanh, do đó bạn nên giới thiệu với bé các loại âm thanh: tiếng các loại vật, xe cộ và âm nhạc. Ví dụ: "tiếng cửa kêu cót két", "tiếng ôtô bim bim", "tiếng giấy sột soạt"... và cho bé nhắc lại những từ dễ như "bim bim"... Bạn nên nói cho bé biết tên, màu sắc, cấu tạo của bất cứ đồ vật nào mà bé gặp. Đọc đi, đọc lại một hai câu chuyện mà bé ưa thích, nói tên các nhân vật để bé nhắc theo, hoặc hỏi bé tên nhân vật trong chuyện (ví dụ: chỉ vào em bé trong truyện và hỏi bé: "Ai đây ?") Bé đã đi được, nhưng chưa vững, còn chập chững, bước thấp, bước cao. Bé có thể cúi xuống để nhặt đồ chơi, mà không cần vịn vào một vật khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được vận động, được đi lại, leo trèo (bậc cầu thang, giường, ghế...) nhưng bạn phải thường xuyên để ý và giúp đỡ bé khi cần thiết vì bé rất dễ bị ngã. Bé biết tự cầm cốc để uống nước; biết cầm thìa thức ăn đưa vào miệng, nhưng chưa chính xác. Bé đã biết xếp tháp bằng ba khối gỗ; bắt đầu biết giở trang sách. Bạn nên cho bé các khối gỗ nhiều màu sắc để bé xếp tháp (nếu bé không biết xếp tháp thì bạn hãy xếp mẫu cho bé bắt chước; bạn đừng quên phải luôn luôn kết hợp lời nói với hành động : "Mẹ chồng khối gỗ màu đỏ lên khối gỗ màu xanh"...); cũng cho bé các quyển sách với các trang giấy hơi dày một chút để bé tập giở sách. Bé biết lúc nào bé muốn đi tiểu, nhưng sự kiềm chế của bé còn kém, nên nếu bạn không nhanh là bé sẽ tè ra quần. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé có muốn đi tiểu không ? Tuy nhiên, nếu bé có lỡ tè ra thì bạn hãy vui vẻ, nếu không, sự cáu giận của bạn sẽ khiến bé sợ hãi mỗi khi buồn đi tiểu và điều này không có lợi cho sức khỏe của bé. Bé bắt đầu biết ngồi bô để đi ngoài sau bữa ăn, nhưng đừng bắt bé ngồi quá lâu. Xem thêm: Bé phát triển như thế nào từ 18 - 24 tháng tuổi 11. Trẻ mười tháng tuổi Sự vận động của bé dễ dàng hơn trước nhiều: ngồi quay bên nọ, bên kia... chuyển tư thế từ ngồi sang nằm, biết đi men. Bé nhặt được các đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ - đây là bước tiến quan trọng của bé. Bé biết nhiều thứ: giơ tay, giơ chân để mặc quần áo, để mẹ bế... Biết giơ tay chào, bai - bai... Biết vỗ (ru) búp bê, gấu bông. Bé cũng đã nhận diện được ông bà, bố hoặc anh, chị của mình. Biết quay đầu tìm đồ vật quen thuộc khi được nghe câu hỏi "ở đâu". Ví dụ: đồng hồ ở đâu? Ngay từ khi bé bắt đầu tập bò, tập ngồi, tập đứng, tức là khi bé tự di chuyển được, thì bé đã phát hiện ra nhiều điều mới. Bé sẽ sờ mó, vứt lung tung mọi thứ, cũng như bé sẽ nhặt tất cả những gì bé bắt gặp và cho chúng vào miệng. Vì vậy bạn cần phải cẩn thận, đừng để các chất độc hại, nguy hiểm (như dây điện, bếp, đinh, kim, hột, hạt nhỏ, thuốc...) trong tầm tay với của bé. Hãy luôn tạo điều kiện để bé được hoạt động tích cực: được vận động - trườn, bò, tập vịn, tập đứng, đi men, được chơi với các đồ chơi, đồ vật, dù là mùa đông hay mùa hè, đừng nên ngăn cấm bé hoạt động. Và bạn cũng đừng quên phải thường xuyên trò chuyện với bé, giải thích cặn kẽ những công việc bạn đang tiến hành với bé. Ví dụ nói với bé: "Đến giờ ăn rồi! Con phải đeo yếm, ngồi vào ghế và ăn bột nào". Dạy bé phát âm theo bạn một số từ. Khi trò chuyện với bé, bạn cần phải nói thong thả, rõ ràng và dùng câu đơn giản, chính xác giúp cho bé dễ hiểu và dễ bắt chước. Cho bé chơi các dồ vật có âm thanh, màu sắc rực rỡ và có hình dạng rõ ràng. Dạy bé xếp chồng 2-3 khối gỗ lên nhau. Ở độ tuổi này, bé khá nhạy cảm với các tiết tấu âm nhạc, vì vậy bạn nên thường xuyên cho bé nghe các bài hát, bản nhạc có tiết tấu âm nhạc rõ ràng qua ti vi. 12. Trẻ mười một tháng tuổi Bé hoàn toàn vận động dễ dàng khi ngồi, bò đến những nơi bé muốn, bé tiếp tục tập vịn đứng lên và đi men. Bé thích cầm các đồ vật đưa cho mẹ và những người thân; bé thích những trò chơi như "vỗ tay bà cho ăn bánh, không vỗ tay bà đánh lên đầu"... Bé bắt đầu nói đượ một số từ có nghĩa. Bé có thể chỉ các hình trong tranh cho bạn xem, nhưng sự tập trung chú ý của bé không lâu. Bé thích chơi đi chơi lại trò chơi quẳng đồ chơi xuống đất rồi gọi mẹ lấy. Bé bắt đầu hiểu "ở trong" và "ở ngoài", "ở đây" và "ở đằng kia". Bạn nên có các vật nhỏ (mẩu bánh mì, miếng bánh quy,...) để bé tập nhặt bằng ngón tay cái và một ngón khác. Thỉnh thoảng, bạn và những người trong gia đình nên chơi với bé, như chơi ú òa, tìm đồ vật bị giấu, chơi lăn bóng với bé (hai mẹ con ngồi đối diện, hai chân hơi dạng ra và lăn bóng cho nhau)... Bạn cũng đừng quên thường xuyên trò chuyện, giải thích mọi việc với bé bằng những câu nói đơn giản, rõ ràng. Bạn không nên lặp lại các câu nói sai, ngọng nghịu của bé như "coong khoong ăng" mà hãy nói lại cho bé nghe câu nói đúng là "con không ăn"... Bé đã có thể "xem" sách được rồi. Bạn hãy cũng bé xem những quyển sách có in tranh minh họa to, rõ ràng. Hằng ngày dạy bé tập đi, bạn dắt bé bằng hai tay, rồi đến lấy đồ chơi, quà bánh... bằng một tay. 13. Trẻ mười hai tháng tuổi Bé đã có thể đứng vững một mình và biết đi. Bé đã hiểu được nhiều câu nói của người lớn và do đó cũng thực hiện được nhiều yêu cầu, đề nghị của mọi người. Ví dụ: bé rất thích "biểu diễn" những tiết mục tình cảm theo yêu cầu của bạn: thơm mẹ, yêu mẹ... thích mang các đồ vật, đồ chơi đến cho bạn. Bé đã có thể nói được một vài từ quen thuộc; hiểu được những câu hỏi đơn giản. Ví dụ: Bé có thể quay đàu hoặc chỉ tay về phía đồ vật khi nghe câu hỏi: "Búp bê đâu?"; "Quả bóng đâu?"; "Bố đâu?"... Có thể nhận biết được các hình quen thuộc trong tranh, trong sách. Bạn hãy tiếp tục dạy bé xem tranh (bạn chỉ vào nhân vật trong tranh và nói tên nhân vật đó để bé nói theo). Để luyện tập sự chú ý của bé, bạn hãy kể những câu chuyện thật đơn giản theo các bức tranh mà trẻ nhìn thấy. Ví dụ: với bức tranh con chó, bạn có thể kể: "Đây là con chó Bi, nó sủa gâu gâu..." Bạn làm động tác và tiếng chó sủa vài lần, để bé bắt chước tiếng chó sủa "gâu, gâu" theo bạn. Vẫn tiếp tục dạy bé nhặt các đồ vật nhỏ: bỏ các đồ vật vào hoặc nhặt chúng ra khỏi rổ (hộp). Dạy bé xếp chồng các khối gỗ. Chơi các trò chơi: với bóng (lăn, ném...); với oto (kéo, đẩy...); Bế búp bê đi chơi; mang bát đến cho mẹ... Bạn nên tạo ra các tình huống để bé trả lời bằng lời nói hoặc cử chỉ, hành động. Ví dụ hỏi: "con gà đâu?", "oto đâu?"... Xem thêm: Sự phát triển của trẻ từ 13 - 18 tháng tuổi 8. Trẻ bảy tháng tuổi Bé biết trườn, lúc đầu trườn lùi, sau trườn lên phía trước. Tiếp theo bé biết bò, biết tự ngồi không cần đỡ. Bé cầm đồ vật chắc hơn; biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia; biết vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay. Đập đồ vật xuống bàn, giường... để chúng phát ra các âm thanh. Bé bắt đầu biết khước từ các cuộc hội thoại, phân biệt được người quen, người lạ. Bé nhận biết được khá nhiều những âm thanh quen thuộc, biết tên của mình. Bé thể hiện sự độc lập của mình bằng cách muốn tự ăn (tự cầm bánh ăn). Bé bắt đầu bắt chước được một số hành động đơn giản như vẫy tay, giơ tay chào... và đoán trước được những hành động tiếp theo (chỉ với những hành động quen thuộc, ví dụ : Biết giơ tay ra trước khi mẹ mặc áo cho bé...). Bạn tiếp tục chơi trò tìm kiếm đồ vật rơi; chơi ú òa với bé. Trò chuyện với bé về tính chất của các đồ vật (ví dụ: bạn lăn quả bóng và nói: "bóng tròn"). Bạn hãy gọi tên bé thường xuyên để giúp bé nhận biết được tên của mình. Từ tháng này trở đi, bé có thể bắt chước được một số âm thanh, vì vậy bạn nên nói chậm rãi, rõ ràng một số tiếng để bé bắt chước, như "bà", "gà", "ạ"... Cho bé ăn 2 bữa bột đặc và uống hai lần nước quả/ngày 9. Trẻ tám tháng tuổi Bé đã biết bò thành thạo và bắt đầu muốn tập đi: vịn đứng lên, nhoài người để lấy đồ chơi. Bé thích gây ra tiếng động bằng cách đập các đồ chơi, đồ vật ở xung quanh. Bé đã có thể nắm chắc các đồ vật bằng các ngón tay của mình. Bé cũng đã bắt đầu hiểu được nghĩa của một số từ quen thuộc, ví dụ khi người lớn nói "không được", bé đã hiểu được đây là từ ngăn cản không cho phép bé làm một việc nào đó. Bé cũng biết sử dụng những dấu hiệu nhất định để thể hiện ý muốn của mình, như giơ tay đòi lấy đồ chơi ở cách xa bé, hoặc biết chỉ tay đòi đi chơi... Bé cũng đã biết chơi với một đồ chơi lâu hơn, hay biết chơi trò chơi "ú òa" với người lớn. Ở tháng tuổi này, nếu bạn muốn con bạn làm một động tác nào đó, đầu tiên bạn phải làm mẫu cho bé xem, sau đó hướng dẫn bé làm những động tác cần thiết - trong khi hướng dẫn bé, bạn phải vừa làm động tác, vừa dùng lời nói đơn giản, rõ ràng để diễn giải sự việc. Ví dụ: để dạy bé vỗ tay hoan hô, bạn vỗ tay cho bé xem, sau đó vừa vỗ tay, vừa nói hoan hô, để bé làm theo. Bạn nên khuyến khích bé tự chơi một mình với các đồ chơi, hoặc bạn để đồ chơi cách xa bé một chút buộc bé phải tự trườn, bò đến lấy các đồ chơi đó. Bạn nên thường xuyên nhắc lại các âm thanh rời rạc mà con bạn phát ra như "ba ba", "ma ma"... trò chuyện với bé bằng các từ rõ ràng, dễ hiểu và khuyến khích bé nói theo một số từ. Từ tháng tuổi này, bạn nên cho bé ăn ba bữa bột đặc và uống hai bữa nước hoa quả trong một ngày. 10. Trẻ chín tháng tuổi Bé có thể ngồi được khoảng 10 phút và có thể đứng chững được một lát. Bé đã biết vịn đứng dậy và có thể chơi trò: Kéo cưa lừa xẻ với mẹ. Bé biết nhặt các đồ vật bằng các ngón tay (chộp đồ vật). Bé nhận biết được những trò chơi, nhịp điệu quen thuộc. Biết cười trước những động tác, những hành động buồn cười... Thể hiện sự đồng ý hay từ chối bằng các dấu hiệu, động tác, như giơ tay để mẹ rửa, quay đầu không chịu đeo yếm để ăn... Nói những từ chưa có ý nghĩa như ba ba, ma ma... Từ tháng tuổi này, bé đã có thể hiểu được một số yêu cầu và lời nói của người lớn. Tuy bé chưa hiểu trọn vẹn cả câu nói, nhưng bé đã hiểu được các từ quen thuộc. Dần dần bé sẽ xác định được mối quan hệ giữa các từ nghe thấy với các hành động và cử động của bé sẽ trả lời bằng các hành động phù hợp với các lời nói của người lớn. Như vậy, đến giai đoạn, khi mà bé đã biết xác định mối liên hệ giữa lời nói và hành động, thì cũng là lúc mà lời nói của người lớn sẽ có tác động mạnh đến hành vi của bé. Bạn cần thường xuyên dùng lời nói để khuyến khích các hành động của bé: "con vỗ tay hoan hô nào", "con chào bà đi", "con thơm bố đi"... Bạn hãy tạo điều kiện để bé tập vịn đứng lên, tập đi men (ví dụ: bạn để bánh ở cuối thành giường và gọi bé "lại đây mẹ cho bánh nào"...) Nên có thời gian để bé tự ngồi chơi với các đồ chơi của mình. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ (P4) 5. Trẻ bốn tháng tuổi Bé thích được bế ngồi lên để nhìn mọi vật xung quanh, nhưng bạn phải đỡ đầu, vì cơ cổ của bé vẫn còn yếu. Bé bắt đầu biết lẫy, biết điều khiển được tay và chân của mình, biết giơ tay cầm đồ chơi. Sự tò mò của bé tăng dần, bé thích thú với đồ chơi, với âm thanh, với các địa điểm mới, với những người mới và với những cảm giác mới. Bé đã nhận ra được những đồ vật, địa điểm quen thuộc và bắt đầu có những thói quen (đi vệ sinh, ăn, ngủ, đúng giờ). Bé đã muốn giao tiếp bằng lời với mọi người, bé cười thành tiếng, biết hóng chuyện, kêu la aa gogo uu... khi vui thích, hoặc lúc cáu giận. Do đó, bạn càng nói chuyện nhiều với bé thì bé càng thích bập bẹ. Hãy trò chuyện với bé như thể bé có thể nghe và hiểu được những điều bạn nói. Bé thích nghịch hai bàn tay của mình và muốn cầm nắm các đồ vật. Bạn nên treo đồ chơi ở phía trên giường, xe nôi, vừa tầm để bé có thể nhìn, nghe, cầm được các đồ chơi đó. Bạn cũng cần tạo ra các cơ hội để bé tập cầm nắm đồ vật, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau (vải, nhựa, cao su, gỗ... - chú ý các loại đồ chơi phải bảo đảm vệ sinh và an toàn cho bé). Tiếp tục tập cho bé lăn về một bên. Thỉnh thoảng cho bé nằm sấp và bạn thường xuyên nói chuyện với bé hoặc giơ đồ chơi cho bé nhìn nhằm mục đích giúp bé nâng được đầu lên. Cho bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, uống Sabin phòng bệnh bại liệt lần 2. Từ tháng này trở đi, bạn nên cho bé uống thêm nước quả tươi (cam, quýt...), lúc đầu 1/2 thìa, sau tăng dần lên 2 - 3 thìa, uống 2 lần/ngày. 6. Trẻ năm tháng tuổi Bé giữ được thẳng đầu của mình, dù ở trong tư thế bế ngồi, họ bế đi lại. Bé biết với lấy đồ chơi treo trước mặt cách ngực khoảng 25 - 30cm và cho vào miệng cắn. Bé rất thích những trò chơi như xé giấy, đập nước khi tắm. Bé đã có thể tập trung sự chú ý để quan sát một đồ vật nào đó. Cười với bóng mình trong gương. Quay đầu theo hướng âm thanh. Dùng các động tác tay và chân để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Bé đang học cách thám hiểm xung quanh, đôi bàn tay là công cụ hữu ích của bé. Hãy tạo điều kiện để bé được thường xuyên cầm nắm đồ vật, đồ chơi ở các vị trí, tư thế khác nhau (nằm, ngồi, với lấy). Kích thích trí tò mò của bé, bằng cách nói chậm rãi và rõ ràng về những gì bé thấy. Ví dụ : bạn cho bé xem con gà và nói "Gà", "Gà". Ở tháng tuổi này, bé đã biết ăn bột loãng, lúc đầu bạn nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, sau tăng dần lên 2 bữa/ngày. Ngoài ra vẫn tiếp tục cho bé uống nước quả tươi 2 lần/ngày, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê. Bé cần tiêm phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, uống Sabin phòng bệnh bại liệt lần 3. 7. Trẻ sáu tháng tuổi Bé có thể chống tay ưỡn ngực; có thể ngồi nhưng cần phải đỡ bé. Vận động của tay tốt hơn, bé biết cầm chặt bình sữa để bú, nếu bé đang có một đồ vật trong tay, bé sẽ vứt đi để lấy đồ vật khác mà người lớn đưa cho, cuối tháng tuổi, bé mới có thể cùng một lúc hai tay cầm hai đồ vật. Bé để ý, tìm kiếm các tiếng động, tiếng nói. Bé rất mừng rỡ khi có ai đó đi đến và bé bắt đầu biết giơ tay đòi bế. Bé nói chuyện, cười với bóng mình trong gương. Bé có thể biết né tránh những vật lạ, có thể hiện sự sợ hãi và bắt đầu thích hoặc không thích món ăn này, món ăn khác. Bé tiếp tục tìm hiểu các đồ vật xung quanh, thăm dò tính chất chúng, nên bé thích đập, chà, cắn... các đồ vật. Bạn hãy cho bé nhìn một đồ vật, sau đó di chuyển vật đó trong tầm mắt của bé và giúp bé tìm lại đồ vật, (ví dụ: tìm bóng bị rơi) Thời kì này kĩ thuật giao tiếp ở bé đang phát triển, vì vậy bạn hãy thường xuyên chơi với bé. Ví dụ: bạn có thể áp mặt bạn sát mặt bé, sau đó từ từ che mặt bạn bằng một tấm khăn và nói chuyện qua tấm khăn đó. Nếu bé kéo được tấm khăn che mặt bạn đi, bạn hãy mỉm cười và khen ngợi bé. Hoặc thỉnh thoảng bạn chơi ú òa với bé. Ở tháng tuổi này, cho bé ăn 2 bữa bột loãng/ngày và tăng dần lượng bột, thịt, rau để bát bột đặc dần. Xem thêm: Trẻ em có từng bước phát triển khác nhau qua từng thời kỳ. Chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của trẻ là một niềm vui to lớn của các bậc cha mẹ. 1. Trẻ sơ sinh - Tư thế của mọi trẻ sơ sinh đều giống nhau, dù bạn đặt nằm ngửa hay nằm sấp bé sẽ quay đầu theo hướng ưa thích của nó và chân tay thì co quắp lại. Các ngón tay của bé nắm chặt, chỉ khi có tiếng động mạnh, tiếng violong thì các ngón tay mới duỗi ra. Ngay từ khi sinh ra bé đã có thể nghe được. Ngày tuổi thứ nhất bé tỉnh táo. Ngày thứ ba khi nghe mẹ nói, bé hưởng ứng và muốn nhìn vào mẹ. Ngày thứ 14 bé "nhận" ra mẹ của mình bằng mùi vị của sữa, hoặc thân thể của mẹ chạm vào da thịt bé. Ngày thứ 18 bé phát ra các âm thanh và quay đầu về phía có tiếng động. ngày thứ 24 khi mẹ nói chuyện, môi bé chúm lại. - Đối với trẻ sơ sinh, cái mà bé nhận ra đầu tiêm chính là mẹ mình. Mặt mẹ, giọng nói của mẹ, mùi da thịt của mẹ... tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu và là điều không thể thiếu được trong cuộc sống của bé. Vì vậy, bạn hãy ôm ấp, vỗ về bé, nhạy cảm và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé, nhìn vào mắt bé nựng và hát cho bé nghe; để xúc xắc gần và lắc cho bé chú ý, rồi từ từ di chuyển xúc xắc sang hai bên cho bé nhìn theo. - Nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ ngày đầu tiên, cho bé bú cả hai bên vú mỗi lần cho ăn. Một ngày bé bú khoảng 8 - 10 lần. Lúc cho bú là thời điểm thích hợp nhất để bạn âu yếm, trò chuyện, vuốt ve làm duỗi các ngón tay, đôi chân của bé. - Bạn nhớ cho bé tiêm BBG (phòng lao) sau khi sinh Bạn cũng cần chú ý đến việc quy định thời gain biểu trong một ngày cho bé về ăn - thức - ngủ sao cho hợp lí, có như vậy mới có cơ sở tốt cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ sau này. 2. Trẻ một tháng tuổi Các cơ cổ của bé còn yếu, chưa giữ được đầu. Các ngón tay buông lỏng hơn nhưng còn nứm khá chặt. Bé bắt đầu hiểu ngôn ngữ bằng cơ thể - khi bạn ôm bé vào lòng, bằng sự dịu dàng âu yếm của bạn thì bé sẽ cảm thấy thoải mái, cơ thể của bé thư giãn, còn nếu bạn ôm vé với tâm trạng căng thẳng thì người bé sẽ căng cứng, khó chịu. Bé cũng biết điều chỉnh hành vi của mình theo ngữ điệu giọng nói cửa bạn, khi bạn nựng nhẹ nhàng bé sẽ yên lặng, còn nếu bạn quát mắng, lên giọng, bé sẽ khóc, hoặc hoảng hốt. Bạn cần âu yếm, vuốt ve, trò chuyện nhẹ nhàng với bé ở mọi lúc, mọi nơi: khi thay tã lót, khi tắm rửa, khi cho bé ăn... 3. Trẻ hai tháng tuổi Bé có thể giữ được thẳng đầu một lát, khi được bế đứng hoặc bế ngồi. Có thể nâng được đầu lên một chút khi đặt bé nằm sấp. Các ngón tay buông lỏng hoàn toàn, bé bắt đầu quan tâm đến hai bàn tay của mình. Bé thích cười và cười thường xuyên khi bạn nựng bé. Bé đã biết quan tâm đến mọi vật xung quanh, đôi mắt của bé đã biết hướng theo vật chuyển động, hoặc nơi phát ra âm thanh và bắt đầu chăm chú nhìn vào một vật hoặc đồ vật treo cách mắt bé 20 - 25cm. Ở độ tuổi này, bé đang học cách giao tiếp, mỉm cười, do đó bạn nên thường xuyên đặt bé vào lòng, nhìn vào mắt bé, mỉm cười, trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Bé cũng đang học cách ngẩng đầu để "tìm hiểu" thế giới xung quanh, vì vậy thỉnh thoảng bạn nên cho bé nằm sấp một lát. Bạn đừng quên thường xuyên vuốt ve các ngón tay, đôi chân của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé trong mọi lúc: khi cho bé ăn, khi thay tã lót hoặc cả khi tắm rửa cho bé, bạn sẽ nhận thấy rằng âm thanh trong giọng nói âu yếm, dịu dàng của bạn sẽ làm cho bé yên tâm. 4. Trẻ ba tháng tuổi Bé đã có thể nân được đầu lên khi đặt bé nằm sấp hay khi bế bé ở tư thế đứng, hoặc ngồi. Nhưng cũng chỉ một lúc là đầu bé lại gục xuống. Bé bắt đầu phát hiện ra cơ thể của mình, bé nhìn và nghịch các ngón tay của mình. Nếu bạn đặt vào tay bé một đồ vật, bé có thể giữ được trong vài phút. Bé sẽ hưởng ứng cuộc hội thoại với bạn bằng nhiều cách: bé thích thú, cười, phát ra các âm thanh, khua tay chân... Đối với trẻ ở tháng tuổi này, bạn nên bế bé lên hoặc cho bé nằm trong xe nôi, sao cho bé có thể nhìn được mọi đồ vật xung quanh, nghe được mọi âm thanh (vô tuyến, đài, tiếng nước chảy...). Bạn đừng quên phải thường xuyên trò chuyện với bé, và nhắc lại cho bé nghe tất cả các âm thanh mà bé tự phát ra "aaa... gừ... gừ; ...", nhằm phát triển khả năng nghe và nói của bé. Bàn tay của bé đã linh hoạt hơn những tháng trước, hãy thường xuyên cho tay của bé được chạm vào các loại đồ vật khác nhau (bằng vải, nhựa, gỗ...), hoặc được nghịch trong nước khi tắm cho bé. Các cơ bắp của bé đang phát triển giúp bé tự di chuyển sau này, vì vậy hãy thường xuyên trò chuyện, hoặc lắc đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh ở phía trước mặt, bên phải, bên trái bé, để bé tập lăn về một bên. Trẻ ở độ tuổi này, bạn cần phải đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, uống Sabin phòng bệnh bại liệt. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi (P2) Siêu vi viêm gan B là loại virus ảnh hưởng đến gan. Những người bị nhiễm bệnh có thể trở thành người mang mầm bệnh suốt đời và bệnh có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Lịch tiêm chủng viêm gan B cho trẻ Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm chủng vắc xin viêm gan B theo phác đồ sau:
Nếu người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B thì trẻ phải được chủng ngừa trong vòng 12 giờ sau khi sinh cùng với một mũi chích ngừa khác - globulin miễn nhiễm viêm gan loại B (HBIG) để ngay lập tức bảo vệ bé chống lại siêu vi khuẩn này. Nếu người mẹ không mắc bệnh viêm gan B thì trẻ sẽ được tiêm ngừa HepB trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Vì sao các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ? Việc tiêm HepB thường tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài. Trẻ sơ sinh được tiêm phòng vắc xin viêm gan B HepB sẽ được bảo vệ khỏi nhiễm viêm gan loại B không chỉ trong suốt thời thơ ấu mà còn trong những năm trưởng thành. Ngoài ra, nếu người lớn chưa từng tiêm phòng viêm gan B thì cũng nên đi tiêm loại vắc xin này bởi loại bỏ virus viêm gan B khỏi cơ thể cũng là làm giảm nguy cơ xơ gan, bệnh gan mãn tính và ung thư gan. Tác dụng phụ khi tiêm phòng viêm gan B Rất hiếm gặp các các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên, có một số phản ứng thường gặp như trẻ bị sốt nhẹ, hoặc sưng, đỏ chỗ tiêm. Các phản ứng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày Trường hợp nào trì hoãn hoặc không tiêm phòng viêm gan B cho trẻ? Nếu mẹ không có virus viêm gan B trong máu thì việc chủng ngừa có thể trì hoãn đối với trẻ nặng dưới 2kg. Và trẻ sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B mũi đầu tiêm vào lúc trẻ 1 tháng tuổi hoặc khi trẻ được xuất viện. Trường hợp trẻ không được tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Trẻ đang bị bệnh, kể cả trường hợp cảm nhẹ hoặc mắc các bệnh nhẹ khác. bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) sau liều vắc xin trước đó hoặc bị dị ứng với nấm men Chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm phòng Tiêm vắc xin có thể gây sốt nhẹ và đau nhức hoặc đỏ ở khu vực tiêm chủng. Kiểm tra với bác sĩ để xem liệu bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau hoặc hạ sốt hay không. Không nên cho trẻ sơ sinh uống hai loại thuốc này cùng một lúc. |
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|