Trẻ em có từng bước phát triển khác nhau qua từng thời kỳ. Chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của trẻ là một niềm vui to lớn của các bậc cha mẹ. 1. Trẻ sơ sinh - Tư thế của mọi trẻ sơ sinh đều giống nhau, dù bạn đặt nằm ngửa hay nằm sấp bé sẽ quay đầu theo hướng ưa thích của nó và chân tay thì co quắp lại. Các ngón tay của bé nắm chặt, chỉ khi có tiếng động mạnh, tiếng violong thì các ngón tay mới duỗi ra. Ngay từ khi sinh ra bé đã có thể nghe được. Ngày tuổi thứ nhất bé tỉnh táo. Ngày thứ ba khi nghe mẹ nói, bé hưởng ứng và muốn nhìn vào mẹ. Ngày thứ 14 bé "nhận" ra mẹ của mình bằng mùi vị của sữa, hoặc thân thể của mẹ chạm vào da thịt bé. Ngày thứ 18 bé phát ra các âm thanh và quay đầu về phía có tiếng động. ngày thứ 24 khi mẹ nói chuyện, môi bé chúm lại. - Đối với trẻ sơ sinh, cái mà bé nhận ra đầu tiêm chính là mẹ mình. Mặt mẹ, giọng nói của mẹ, mùi da thịt của mẹ... tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu và là điều không thể thiếu được trong cuộc sống của bé. Vì vậy, bạn hãy ôm ấp, vỗ về bé, nhạy cảm và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé, nhìn vào mắt bé nựng và hát cho bé nghe; để xúc xắc gần và lắc cho bé chú ý, rồi từ từ di chuyển xúc xắc sang hai bên cho bé nhìn theo. - Nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ ngày đầu tiên, cho bé bú cả hai bên vú mỗi lần cho ăn. Một ngày bé bú khoảng 8 - 10 lần. Lúc cho bú là thời điểm thích hợp nhất để bạn âu yếm, trò chuyện, vuốt ve làm duỗi các ngón tay, đôi chân của bé. - Bạn nhớ cho bé tiêm BBG (phòng lao) sau khi sinh Bạn cũng cần chú ý đến việc quy định thời gain biểu trong một ngày cho bé về ăn - thức - ngủ sao cho hợp lí, có như vậy mới có cơ sở tốt cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ sau này. 2. Trẻ một tháng tuổi Các cơ cổ của bé còn yếu, chưa giữ được đầu. Các ngón tay buông lỏng hơn nhưng còn nứm khá chặt. Bé bắt đầu hiểu ngôn ngữ bằng cơ thể - khi bạn ôm bé vào lòng, bằng sự dịu dàng âu yếm của bạn thì bé sẽ cảm thấy thoải mái, cơ thể của bé thư giãn, còn nếu bạn ôm vé với tâm trạng căng thẳng thì người bé sẽ căng cứng, khó chịu. Bé cũng biết điều chỉnh hành vi của mình theo ngữ điệu giọng nói cửa bạn, khi bạn nựng nhẹ nhàng bé sẽ yên lặng, còn nếu bạn quát mắng, lên giọng, bé sẽ khóc, hoặc hoảng hốt. Bạn cần âu yếm, vuốt ve, trò chuyện nhẹ nhàng với bé ở mọi lúc, mọi nơi: khi thay tã lót, khi tắm rửa, khi cho bé ăn... 3. Trẻ hai tháng tuổi Bé có thể giữ được thẳng đầu một lát, khi được bế đứng hoặc bế ngồi. Có thể nâng được đầu lên một chút khi đặt bé nằm sấp. Các ngón tay buông lỏng hoàn toàn, bé bắt đầu quan tâm đến hai bàn tay của mình. Bé thích cười và cười thường xuyên khi bạn nựng bé. Bé đã biết quan tâm đến mọi vật xung quanh, đôi mắt của bé đã biết hướng theo vật chuyển động, hoặc nơi phát ra âm thanh và bắt đầu chăm chú nhìn vào một vật hoặc đồ vật treo cách mắt bé 20 - 25cm. Ở độ tuổi này, bé đang học cách giao tiếp, mỉm cười, do đó bạn nên thường xuyên đặt bé vào lòng, nhìn vào mắt bé, mỉm cười, trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Bé cũng đang học cách ngẩng đầu để "tìm hiểu" thế giới xung quanh, vì vậy thỉnh thoảng bạn nên cho bé nằm sấp một lát. Bạn đừng quên thường xuyên vuốt ve các ngón tay, đôi chân của bé. Khi bé thức, bạn cần nói chuyện với bé trong mọi lúc: khi cho bé ăn, khi thay tã lót hoặc cả khi tắm rửa cho bé, bạn sẽ nhận thấy rằng âm thanh trong giọng nói âu yếm, dịu dàng của bạn sẽ làm cho bé yên tâm. 4. Trẻ ba tháng tuổi Bé đã có thể nân được đầu lên khi đặt bé nằm sấp hay khi bế bé ở tư thế đứng, hoặc ngồi. Nhưng cũng chỉ một lúc là đầu bé lại gục xuống. Bé bắt đầu phát hiện ra cơ thể của mình, bé nhìn và nghịch các ngón tay của mình. Nếu bạn đặt vào tay bé một đồ vật, bé có thể giữ được trong vài phút. Bé sẽ hưởng ứng cuộc hội thoại với bạn bằng nhiều cách: bé thích thú, cười, phát ra các âm thanh, khua tay chân... Đối với trẻ ở tháng tuổi này, bạn nên bế bé lên hoặc cho bé nằm trong xe nôi, sao cho bé có thể nhìn được mọi đồ vật xung quanh, nghe được mọi âm thanh (vô tuyến, đài, tiếng nước chảy...). Bạn đừng quên phải thường xuyên trò chuyện với bé, và nhắc lại cho bé nghe tất cả các âm thanh mà bé tự phát ra "aaa... gừ... gừ; ...", nhằm phát triển khả năng nghe và nói của bé. Bàn tay của bé đã linh hoạt hơn những tháng trước, hãy thường xuyên cho tay của bé được chạm vào các loại đồ vật khác nhau (bằng vải, nhựa, gỗ...), hoặc được nghịch trong nước khi tắm cho bé. Các cơ bắp của bé đang phát triển giúp bé tự di chuyển sau này, vì vậy hãy thường xuyên trò chuyện, hoặc lắc đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh ở phía trước mặt, bên phải, bên trái bé, để bé tập lăn về một bên. Trẻ ở độ tuổi này, bạn cần phải đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, uống Sabin phòng bệnh bại liệt. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi (P2) Comments are closed.
|
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|