Thế nào là suy dinh dưỡng thể thấp còi? Suy dinh dưỡng thể thấp còi là một dạng của suy dinh dưỡng, thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, theo đó trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao chuẩn theo độ tuổi. Suy dinh dưỡng thể thấp còi là hậu quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, khi mắc suy dinh dưỡng thể thấp còi khi còn nhỏ thì khi trưởng thành có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế về phát triển chiều cao và dễ mắc bệnh hơn so với những người khác. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, trong đó vai trò của cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng của trẻ Ngoài ra, còn một số thể suy dinh dưỡng khác cũng rất phổ biến ở trẻ, bạn có thể đọc thêm các bài sau: Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi như:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là chiều cao của trẻ thấp hơn chiều cao chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính. Ngoài ra ở trẻ còn có một số dấu hiệu sau:
Điều trị suy dinh dưỡng thể thấp còi Phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị suy dinh dưỡng thể thấp còi là tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn:
>> Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì
Béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới và đang nổi lên. Trong vài thập kỷ qua, số trẻ em thừa cân hoặc béo phì đã tăng gấp đôi. Do đó, thực hiện một chế độ ăn cho trẻ béo phì là một biện pháp giúp trẻ kiểm soát tốt cân nặng của mình. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em từ 6–11 tuổi ở Hoa Kỳ bị béo phì tăng từ 7% vào năm 1980 lên gần 18% vào năm 2010. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 12–19 tuổi bị béo phì tăng từ 5% lên 18% trong vòng 3 thập kỷ. Tại Hoa Kỳ, gần một phần ba dân số trẻ em bị ảnh hưởng bởi béo phì hoặc thừa cân vào năm 2010. Một trong những điều quan trọng để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên là phải thay đổi chế độ ăn uống: 1. Đưa cả gia đình vào thói quen ăn uống lành mạnh. Theo nghiên cứu, các thói quen lành mạnh đều bắt đầu ở nhà. Nếu cả gia đình chọn thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh, việc hạn chế và điều trị chứng béo phì ở trẻ em sẽ dễ dàng hơn. Và với sự tham gia của cả gia đình, trẻ thừa cân hoặc béo phì sẽ dễ dàng tạo ra những thay đổi lâu dài. Điều này cũng được gọi là dẫn đầu bằng ví dụ. Một đứa trẻ thấy cha mẹ ăn nhiều trái cây và rau quả hơn, năng động và hạn chế thời gian xem TV, cũng có xu hướng làm như vậy 2. Dạy trẻ những thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. 3. Cùng nấu những món ăn tốt cho sức khỏe với trẻ. Cho một đứa trẻ làm công việc phù hợp với lứa tuổi trong việc chuẩn bị thức ăn lành mạnh cũng giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. 4. Cho trẻ ăn các loại rau quả và trái cây với đầy đủ màu sắc:
5. Cho trẻ ăn đủ bữa: Những trẻ ăn sáng ít bị thừa cân hoặc béo phì hơn những trẻ bỏ bữa đầu tiên trong ngày. Bữa sáng lành mạnh có thể là bột yến mạch, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt với sữa ít béo. 6. Đảm bảo ăn đúng giờ, không để xảy ra tình trạng ăn vặt, ăn quá no trong bữa chính. 7. Giảm chất béo trong chế độ ăn uống. Cần loại bỏ hoàn toàn chất béo không từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Những thứ từ các nguồn này cũng cần được điều tiết ở mức tối ưu. 8. Giảm ăn ngoài và tránh ăn vặt khi đi ăn ngoài 9. Không nên cấm hoàn toàn trẻ ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ trong chế độ ăn kiêng. Không có đồ ngọt hoặc đồ ăn bị cấm sẽ khiến trẻ thèm ăn hơn và có xu hướng ăn uống quá mức khi có cơ hội. Thay vào đó, số lượng bánh quy, kẹo và bánh nướng có thể được giới hạn. Các món tráng miệng và đồ ăn nhẹ làm từ trái cây có thể được khuyến khích để thay cho các món ăn nhẹ nhiều đường và giàu calo của trẻ. Các bữa ăn nhẹ khác không được vượt quá 100 đến 150 calo. 10. Không cho trẻ uống nước ngọt, thay vào đó trẻ có thể sử dụng nước trái cây. 11. Tăng cường ăn trái cây tươi, có thể chế biến thành các món nước hấp dẫn cho trẻ như sinh tố trái cây, có thể thêm sữa chua hoặc dùng trái cây xay nhuyễn cho các món tráng miệng. 12. Cần kiểm soát lượng calo trong khẩu phần ăn. Thừa bất cứ thứ gì có thể dẫn đến tăng cân. Để kiểm soát khẩu phần, nên sử dụng các đĩa nhỏ hơn. 13. Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm. Những điều này có thể cung cấp manh mối về lượng calo, thành phần và kích thước khẩu phần. 14. Việc tập luyện thường xuyên có thể trở nên thú vị nếu bạn cùng thực hiện với trẻ. Đó có thể là đi bộ đường dài hoặc đi bộ nhanh trong công viên với trẻ hoặc chơi hoặc khiêu vũ với trẻ. Thời gian xem TV trước máy tính và trò chơi điện tử cần được hạn chế để tăng thời gian chơi và thời gian hoạt động. Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em không nên sử dụng màn hình quá 2 giờ mỗi ngày. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem TV. Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi do ruột của bé còn non yếu. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3,5 tỉ trẻ em bị chết vì bệnh tiêu chảy. Bệnh này cũng là nguyên nhân chính gây bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nếu bạn thấy bé đi ngoài phân lỏng, 4 - 5 lần/ngày là bé đã bị bệnh tiêu chảy. 1. Cách xử trí khi bé bị tiêu chảy - Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất (mất nước là nguyên nhân dẫn đến tử vong khi bé bị tiêu chảy). Những loại nước thích hợp cho bé là: sữa mẹ, nước cháo muối, oresol.
2. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé Nếu thấy bé có một trong các biểu hiện sau thì phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Khi bé bị tiêu chảy cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và bú nhiều lần hơn. Nếu bé ăn bột hoặc sữa bò thì cho bé ăn loãng hơn bằng cách thêm lượng nước gấp đôi vào thức ăn của bé và chia làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi khỏi bệnh cần cho bé ăn tăng thêm 1 bữa/ngày, ít nhất là trong 1 tuần lễ. 3. Cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ Cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh, vì sữa non của mẹ có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhiều protein, lipit, đủ muối khoáng và đặc biệt có các kháng thể cần thiết giúp bé phòng được bệnh đường ruột. Bảo đảm vệ sinh thức ăn, nước uống (chai pha sữa phải luộc, bột nấu chín, ninh nhừ,...) Bảo đảm đúng chế độ ăn theo tháng tuổi. Không cho bé ăn bột sớm, khi cho bé ăn thức ăn mới phải từ từ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Xem thêm: Cho đến nay, viêm phổi vẫn còn là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bé càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh này và bệnh càng nặng, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ sinh non. 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ Thông thường, bệnh viêm phổi là biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Sau một thời gian bé chảy nước mũi, ho, sốt... bệnh nặng dần lên: sốt cao trên 39 độ C, ho nhiều, bé khó thở, thở rít, co kéo lồng ngực, cánh mũi phập phồng; bé bỏ bú, tím tái quanh môi. Nếu không được cứu chữa kịp thời, nhịp thở của bé sẽ rối loạn, có thể có cơn ngừng thở, tim đập yếu dần và dẫn đến tử vong. 2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ - Có thể do bé bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc do thời tiết quá lạnh. Mùa hè bé cũng có thể bị cảm lạnh do mặc quá nhiều quần áo, hay quần áo may bằng các loại vải không thấm hút mồ hôi khiến cho bé bị ngấm lạnh... - Có thể do vi trùng xâm nhập vào đường hô hấp như mũi, họng,... và khi có điều kiện sẽ tấn công vào phổi gây bệnh. 3. Phòng tránh bệnh viêm phổi cho bé - Chống rét cho bé vào mùa đông: luôn đảm bảo khẩu phần ăn của bé có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phòng ở của bé phải ấm áp, tránh gió lùa. Phải thường xuyên giữ ấm cho bé, tránh bị lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột (khi thay quần áo cho bé, lúc cho bé đi vệ sinh,...). Bạn nên nhớ, không chỉ cần giữ ấm đầu, cổ, ngực cho bé là đủ, mà đặc biệt phải giữ ấm đôi chân cho bé (mang vớ, giày vải...). - Vào mùa hè, tránh để bé bị nhiễm lạnh vì ra nhiều mồ hôi, vì nằm trước quạt máy quá lâu, quạt thốc vào đầu... hoặc ngủ ở chỗ có gió lùa. Dù là mùa hè cũng không nên tắm cho bé bằng nước lạnh, sau khi tắm phải lau khô người cho bé. Bé đang nóng, ra nhiều mồ hôi không nên tắm. Luôn giữ cho bé được khô ráo (thay tã ngay khi bé đái ướt, lau khô mồ hôi lúc bé ngủ, bé chơi). Khi bạn thấy bé sốt cao, ho, khó thở cần đưa ngay đến cơ sở y tế, không nên để lâu ở nhà. Xem thêm: Tuy rằng bệnh còi xương không nguy hiểm đến tính mạng của bé, nhưng dễ gây các biến chứng về xương và ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể, khiến cho bé dễ bị nhiễm các loại bệnh khác. 1. Những biểu hiệu cửa bệnh còi xương ở trẻ Khi bạn thấy bé hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và vã mồ hôi, tóc rụng từng đám sau đầu thì nên cho bé đi khám để có chế độ điều trị và nuôi dưỡng kịp thời. Nếu bạn không điều trị sớm thì bé sẽ xanh xao, gầy yếu, chậm mọc răng, chậm biết giữ vững đầu, chậm ngồi, chậm đi. Dần dần đầu bé sẽ to ra, trán dô, xương đầu mềm, thóp mềm. Nếu bệnh nặng hơn thì lồng ngực bé sẽ dô ra như ức gà hoặc lõm sâu dưới vú. Đầu xương tay, xương chân gồ lên, cong hình chữ "x", chữ "o", xương chậu bị hẹp... 2. Phòng tránh bệnh còi xương cho bé - Cho bé bú sữa mẹ và sữa bò - Cho bé ăn thức ăn bổ sung đúng thời gian quy định của tháng tuổi, với đầy đủ các chất dinh dưỡng - Hằng ngày, cho bé sưởi nắng từ 5 đến 30 phút, vào thời gian từ 8 đến 10 giờ sáng (nếu sớm quá thì vẫn còn sương mù, ánh nắng chưa có tác dụng; còn nếu muộn quá thì ánh nắng lúc đó có nhiều tia tử ngoại sẽ có hại cho bé). Bạn có thể cho bé ra ngoài trời hoặc mở cửa cho nắng rọi vào nơi bé nằm, nhưng phải tránh nơi có gió lùa. Nếu bé sinh non hoặc được sinh vào mùa đông, nên cho bé uống 1 liều vitamin D2 theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng bệnh còi xương. Xem thêm: Bệnh suy dinh dưỡng là bệnh rất thường hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. 1. Nguyên nhân gây bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ Mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa, phải nuôi bé bằng sữa ngoài nhưng chỉ cho bé uống nước cháo đường (muối) hoặc sữa bò pha loãng. Cho bé ăn bột quá sớm hoặc quá muộn. Cho bé ăn không đủ chất, nhất la sau khi bé bị ốm (tiêu chảy, sởi, ho gà,...) Bé bị các dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh...) hoặc bé bị sinh non... 2. Những biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ Cân nặng giảm so với trẻ bình thường (suy dinh dưỡng nhẹ: giảm 20 - 30%; trung bình: 30 - 40%; nặng: trên 40 - 50%) Bé bị suy dinh dưỡng có thể gầy đét, da nhăn nhúm, hoặc bị phù mọng, bụng chướng, gan to, lở loét ngoài da. Sức chống đỡ với bệnh tật rất kém, bé dễ mắc bệnh và thường là bệnh rất nặng. 3. Biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh - Nuôi con bằng sữa mẹ - Nếu bạn không có sữa hoặc ít sữa thì phải cho bé uống sữa bò - Cho bé ăn thức ăn bổ sung tư tháng thứ 4 - Không nên cai sữa quá sớm. quá đột ngột hoặc vào lúc bé đang ốm. - Không được bắt bé nhịn ăn, kiêng khem khi bé đang ốm. - Sau khi cai sữa, phải cho bé ăn đúng khẩu phần dinh dưỡng quy định. - Cho bé tiêm chủng đầy đủ. Nếu bé bị suy dinh dưỡng, bạn phải cho bé đi khám để có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Vì bộ máy tiêu hóa của bé còn yếu, răng chưa đủ, nhai chưa tốt, nên bạn phải cho bé ăn các thức ăn mềm, ninh nhừ. Bé cần ăn 4 - 6 bữa một ngày (trong đó có 2 - 3 bữa bú mẹ). Bạn nên cho bé ăn cháo (mì sợi, bánh đa nấu...), rồi chuyển sang cho bé ăn cơm mềm, hơi nát. Cho bé ăn thêm trái cây chín và thức ăn ngọt sau hoặc khoảng giữa 2 bữa ăn chính. 1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12 đến 18 tháng a. Lượng thực phẩm trong một ngày
b. Các bữa ăn trong 1 ngày của trẻ
Ngoài ra bé còn bú thêm nếu mẹ còn sữa Bạn cần đặc biệt chú ý việc ăn uống của bé khi cai sữa cho bé và bạn không nên cai sữa cho bé vào mùa hè, hoặc lúc bé đang ốm. 2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 24 tháng a. Lượng thực phẩm trong 1 ngày
b. Các bữa ăn trong ngày của trẻ
Nước uống hằng ngày cũng rất cần thiết cho trẻ.
Vì vậy, hàng ngày, đặc biệt là mùa hè, bạn cần thường xuyên cho bé uống đủ nước. Mỗi lần cho bé uống khoảng 100 ml nước sau khi ăn cơm, lúc ngủ dậy, giữa buổi chơi,... Bạn đừng để bé quá khát mới cho uống. Nước uống của bé cần được đun sôi. Mùa đông cho bé uống nước ấm, mùa hè cho bé uống nước mát, nước trái cây,... 3. Cần đảm bảo giấc ngủ cho bé Hệ thần kinh của bé còn non nớt, nhanh bị mệt mỏi, do vậy bé ngủ càng nhiều, càng tốt - Trẻ sơ sinh đến 1 tháng: hầu như bé ngủ suốt ngày đêm - Trẻ từ 2 đến 5 tháng: Bé cần ngủ 16 - 18 giờ mỗi ngày, ban ngày bé có thể ngủ 3 giấc. - Trẻ từ 6 đến 12 tháng: Bé cần ngủ 14 - 16 giờ mỗi ngày, ban ngày bé có thể ngủ 2 giấc. Giấc ngủ ban ngày thường ngắn, có thể kéo dài khoảng 1 giờ 30 đến 2 giờ 30. Nếu thấy bé ngủ li bì suốt ngày hoặc bé ít ngủ, gầy còm, ốm yếu thì bạn cần cho bé đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân. Muốn cho bé ngủ đủ và ngon giấc bạn cần phải:
4. Có nên cho bé ngậm núm vú giả không? Hiện nay có một số bà mẹ cho bé ngậm núm vú giả, điều này không có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của bé, vì:
1. Nếu bạn có sữa thì chế độ ăn uống của bé trong một ngày, theo từng tháng tuổi là như sau: *Nếu bạn không có sữa Bạn nên cho bé bú của một người khác nhiều sữa, hoặc trong 3 tháng đầu cần cho bé uống sữa động vật (bò, dê, trâu) hoặc phối hợp với sữa thực vật (đậu nành, đậu xanh) tùy hoàn cảnh của bạn. Từ tháng thứ 4 - 5 có sữa bổ sung là tốt nhất, nếu không có điều kiện, bạn phải cho bé ăn đủ chất, tăng số bữa ăn. Cụ thể, chế độ ăn uống của bé trong 1 ngày như sau: Cách nấu nước cháo 2 nắm gạo tẻ, 1 nắm đậu xanh (tỉ lệ đậu - gạo: 1/3), một ít rau rươi. Cho vào ninh nhừ, nghiền và chắt lấy nước cho bé ăn. Cách nấu bột loãng Cách nấu bột đặc * Bột trứng Đầu tiên chỉ dùng lòng đỏ, khi bé được 6 tháng tuổi trở đi mới cho bé ăn cả quả trứng. Cách 1 ngày cho bé ăn một quả trứng. * Bột thịt Thịt và rau củ bằm nhỏ, hầm nhừ (dưới 6 tháng chỉ lấy nước) cho vào nấu bột. Số lượng bột từ 2 - 4 muỗng cà phê (tùy theo trẻ ăn nhiều hay ít). Thịt từ 30 - 50g, rau khoảng 1 nắm tay (rau ngót, sau muống, cà rốt,...). Không nên nấu bột với nước xương hoặc nước rau luộc vì ít chất. * Bột tôm - Lấy 5 - 10 con tôm tươi bóc vỏ, giã nhỏ. Chú ý: dù là bột gì thì khi nấu cũng nên cho thêm 1 - 2 muỗng dầu hoặc mỡ, nhằm phòng chống bệnh thiếu vitamin A cho bé. 3. Cách nấu Bạn cho thức ăn bổ sung như (cá, trứng,...) với 1 chén nước, đun sôi. Đong bột và hòa với một ít nước nguội cho tan bột. Vừa rót bột vào soong thịt (cá, trứng,...) đang sôi,vừa khuấy nhanh tay để bột không vón cục. Để bột sôi âm ỉ khoảng 20 phút. Cho rau nghiền, nước mắm và 1 muỗng dầu ăn vào, khuấy đều, để sôi tiếp khoảng 5 - 10 phút. Để bột vừa ấm, cho bé ăn ngay. - Nếu không xay được bột thì bạn có thể nấu cháo (gồm gạo, thức ăn bổ sung và rau), dùng muỗng nghiền nát và rây lại... Từ cháo nghiền này bạn sẽ cho lượng nước phù hợp với tháng tuổi của bé, rồi đun sôi lại và để ấm cho bé ăn. - Bạn chú ý không nên chỉ cho bé ăn bột gạo nấu với đường hoặc muối, mắm, bột ngọt, vì sẽ gây thiếu chất cho bé. - Nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn thì sẽ đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, cũng như lớn lên bé sẽ không bị dị ứng với thức ăn lạ. Và khi cho bé ăn loại thức ăn mới, bạn phải cho bé ăn từ từ, tăng số lượng dần từ ít đến nhiều. - Bé ăn lạt hơn người lớn nên bạn đừng cho bé ăn quá mặn. Xem thêm: Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi Đây là tháng tuổi đòi hỏi bạn phải có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là giữ vệ sinh cho bé. 1. Chỗ nằm của bé Phải thông thoáng, đủ ánh sáng, yên tĩnh và sạch sẽ. 2. Chăm sóc rốn cho bé Các dụng cụ bẩn sẽ dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử rốn, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng của bé; do vậy bông băng, gạc quấn rốn phải vô trùng nếu không có điều kiện hấp diệt trùng thì băng gạc phải luộc kĩ, giặt sạch phơi khô, ủi nóng trước khi dùng. Bình thường sau khi đẻ 5 - 10 ngày cuốn rốn khô tự rụng. Hàng ngày sau khi tắm cho bé, rửa cuốn rốn bằng cồn 90 độ hoặc cồn iốt, thay băng mới. Nếu bạn thấy hiện tượng vùng da quanh rốn tấy đỏ, rốn ướt lâu ngày, có mùi hôi, có mủ thì phải đưa bé đến bệnh viện ngay. 3. Chăm sóc da cho bé Sau khi lọt lòng mẹ không nên tắm ngay cho bé mà chỉ dùng gạc, vải sạch lau bớt chất nhờn rồi quấn bé bằng tã sạch, vì lớp chất nhờn có tác dụng bảo vệ, tránh nhiễm trùng da cho bé. Sang ngày thứ hai bạn dùng khăn ướt mềm, lau sạch da hoặc tắm cho bé. Hàng ngày tắm cho bé bằng nước ấm 28 - 32 độ C. Tắm xong dùng khăn mềm lau khô người bé, nhất là các chỗ có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vành tai; có thể rắc phấn vào các nếp gấp đó nhưng cẩn thận đừng để phấn rơi vào mắt, mũi, tai bé; sau đó quấn tả và ủ ấm cho bé một lúc. Bé mới sinh, nhất là bé sinh thiếu tháng, lớp mỡ dưới da dễ bị đông cứng nên việc giữ ấm cho bé là điều bạn cần phải lưu ý. Do vậy phải tắm cho bé trong phòng tắm, kín gió (nếu là mùa đông bạn nên đốt lò sưởi, hoặc bếp để tăng độ ấm cho phòng). Tã lót, quần áo của bé phải sạch, mềm, thoát mồ hôi (chú ý dùng loại vải bông sợi, tránh dùng loại vải pha nhiều chất nilong) 4. Chăm sóc đôi mắt cho bé Ngay sau khi sinh và sau mỗi lần tắm nên rửa mắt cho bé. Dùng 2 miếng gạc vô trùng nhúng nước đun sôi để nguội, nhúng vừa đủ ướt, lau mỗi mắt bằng một miếng gạc. 5. Chăm sóc ăn uống và tiêu hóa * Cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, có nhiều chất kháng khuẩn, miễn dịch, dễ tiêu hóa, hấp thụ, sạch sẽ và thuận tiện khi cho bú và giúp cho tình cảm mẹ con gắn bó hơn. Vì vậy, ngay sau khi bé lọt lòng, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, bé sẽ bú được nhiều sữa non có giá trị dinh dưỡng cao, tránh được suy dinh dưỡng. Đồng thời, bé bú sớm sẽ kích thích tạo sữa nhiều. Mẹ càng ít sữa càng nên cho bé bú sớm. Mẹ phải cho bú theo yêu cầu của bé. Những bé đẻ non, đẻ yếu hoặc bị ốm không bú được thì mẹ nên vắt sữa cho bé uống. * Vệ sinh khi cho con bú Trước khi cho bé bú, bạn cần rửa tay, lau đầu vú sạch sẽ, vắt bỏ vài giọt sữa đầu. Khi cho bé bú, bạn cần cho bé ngậm sâu vào trong quần đen quanh núm vú. Bạn dùng tay nâng vú và kéo ấn núm vú lại, ngón trỏ hơi ấn nhẹ vú để cho bé dễ bú và khỏi bị sặc sữa. Sau khi cho bé bú xong, bạn phải vắt kiệt sữa còn lại và lau sạch đầu vú. * Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ Để có đủ sữa nuôi con, bạn phải biết cách bảo vệ nguồn sữa của mình ngay từ khi mang thai và trong thời kì cho con bú. Bạn hãy chăm sóc hai bầu vú, đừng để đầu vú bị tụt, bị nứt hoặc vú bị áp xe. Ba tháng cuối của thời kỳ mang thai, bạn cần rửa đầu vú hằng ngày và day vú cho mềm để thông tia sữa. Nếu đầu vú tụt, bạn dùng hai ngón tay cái ấn vào núm vú và kéo ra nhiều lần trong ngày. Bạn cần ăn uống đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có nhiều sữa nuôi con. Trước và sau khi cho bé bú, bạn nên uống thêm một ly nước đường hoặc nước trái cây, một ly sữa đậu nành hay sữa bò hoặc ăn một chén cháo. + Lưu ý: Nếu bạn ít sữa hoặc không có sữa thì phải nuôi bé bằng sữa bò, đừng cho bé ăn nước đường hoặc nước cháo (đường, muối), vì ăn như vậy bé sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh và chậm lớn. Khi chọn sữa bò cho bé bạn cần lưu ý: Chọn sữa đúng tháng tuổi của bé, chưa quá thời gian sử dụng; xem xét thành phần của sữa (hàm lượng protein, vitamin,...). Lưu ý: Hộp sữa đặc có đường mở quá 3 ngày không nên cho bé dùng nữa. Các loại sữa khi dùng phải pha đúng cách và đảm bảo vệ sinh. + Lưu ý:
Mỗi lần sau khi bú mẹ, hoặc sữa bò, cho bé uống 1 - 2 muỗng nhỏ nước đun sôi để nguội, nhằm tránh đọng cặn sữa dễ gây tưa miệng. Thỉnh thoảng nên lấy tăm quấn bông tẩm mật ong lau lưỡi cho bé; nếu thấy trên lưỡi của bé có lớp trắng phủ, bé bỏ bú thì lấy lá rau ngót rửa sạch, giã vắt lấy nước thấm bông hoặc lấy glyxerinborat để tránh tưa cho bé. * Tiêu hóa: Bình thường sau khi sinh 24 giờ, bé bắt đầu thải phân su trong khoảng 2 - 3 ngày. Phân su màu xanh thẫm không có mùi thối. Hết giai đoạn phân su thì phân sẽ có màu vàng sẫm, sền sệt lỏng, trung bình bé đi ngoài 5 lần/ngày. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên dùng gạc thấm nước ấm rửa sạch khu vực hậu môn cho bé, tránh hăm loét. Nếu trong những ngày đầu, sau khi sinh, bạn không thấy bé đi ngoài phân su, bụng chướng to dần, kèm với nôn (hoặc không nôn) thì cần phải cho bé đi khám ngay ở các cơ sở y tế. Xem thêm: |
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|