Tuy rằng bệnh còi xương không nguy hiểm đến tính mạng của bé, nhưng dễ gây các biến chứng về xương và ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể, khiến cho bé dễ bị nhiễm các loại bệnh khác. 1. Những biểu hiệu cửa bệnh còi xương ở trẻ Khi bạn thấy bé hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và vã mồ hôi, tóc rụng từng đám sau đầu thì nên cho bé đi khám để có chế độ điều trị và nuôi dưỡng kịp thời. Nếu bạn không điều trị sớm thì bé sẽ xanh xao, gầy yếu, chậm mọc răng, chậm biết giữ vững đầu, chậm ngồi, chậm đi. Dần dần đầu bé sẽ to ra, trán dô, xương đầu mềm, thóp mềm. Nếu bệnh nặng hơn thì lồng ngực bé sẽ dô ra như ức gà hoặc lõm sâu dưới vú. Đầu xương tay, xương chân gồ lên, cong hình chữ "x", chữ "o", xương chậu bị hẹp... 2. Phòng tránh bệnh còi xương cho bé - Cho bé bú sữa mẹ và sữa bò - Cho bé ăn thức ăn bổ sung đúng thời gian quy định của tháng tuổi, với đầy đủ các chất dinh dưỡng - Hằng ngày, cho bé sưởi nắng từ 5 đến 30 phút, vào thời gian từ 8 đến 10 giờ sáng (nếu sớm quá thì vẫn còn sương mù, ánh nắng chưa có tác dụng; còn nếu muộn quá thì ánh nắng lúc đó có nhiều tia tử ngoại sẽ có hại cho bé). Bạn có thể cho bé ra ngoài trời hoặc mở cửa cho nắng rọi vào nơi bé nằm, nhưng phải tránh nơi có gió lùa. Nếu bé sinh non hoặc được sinh vào mùa đông, nên cho bé uống 1 liều vitamin D2 theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng bệnh còi xương. Xem thêm: Comments are closed.
|
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|