Đây là tháng tuổi đòi hỏi bạn phải có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là giữ vệ sinh cho bé. 1. Chỗ nằm của bé Phải thông thoáng, đủ ánh sáng, yên tĩnh và sạch sẽ. 2. Chăm sóc rốn cho bé Các dụng cụ bẩn sẽ dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử rốn, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng của bé; do vậy bông băng, gạc quấn rốn phải vô trùng nếu không có điều kiện hấp diệt trùng thì băng gạc phải luộc kĩ, giặt sạch phơi khô, ủi nóng trước khi dùng. Bình thường sau khi đẻ 5 - 10 ngày cuốn rốn khô tự rụng. Hàng ngày sau khi tắm cho bé, rửa cuốn rốn bằng cồn 90 độ hoặc cồn iốt, thay băng mới. Nếu bạn thấy hiện tượng vùng da quanh rốn tấy đỏ, rốn ướt lâu ngày, có mùi hôi, có mủ thì phải đưa bé đến bệnh viện ngay. 3. Chăm sóc da cho bé Sau khi lọt lòng mẹ không nên tắm ngay cho bé mà chỉ dùng gạc, vải sạch lau bớt chất nhờn rồi quấn bé bằng tã sạch, vì lớp chất nhờn có tác dụng bảo vệ, tránh nhiễm trùng da cho bé. Sang ngày thứ hai bạn dùng khăn ướt mềm, lau sạch da hoặc tắm cho bé. Hàng ngày tắm cho bé bằng nước ấm 28 - 32 độ C. Tắm xong dùng khăn mềm lau khô người bé, nhất là các chỗ có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vành tai; có thể rắc phấn vào các nếp gấp đó nhưng cẩn thận đừng để phấn rơi vào mắt, mũi, tai bé; sau đó quấn tả và ủ ấm cho bé một lúc. Bé mới sinh, nhất là bé sinh thiếu tháng, lớp mỡ dưới da dễ bị đông cứng nên việc giữ ấm cho bé là điều bạn cần phải lưu ý. Do vậy phải tắm cho bé trong phòng tắm, kín gió (nếu là mùa đông bạn nên đốt lò sưởi, hoặc bếp để tăng độ ấm cho phòng). Tã lót, quần áo của bé phải sạch, mềm, thoát mồ hôi (chú ý dùng loại vải bông sợi, tránh dùng loại vải pha nhiều chất nilong) 4. Chăm sóc đôi mắt cho bé Ngay sau khi sinh và sau mỗi lần tắm nên rửa mắt cho bé. Dùng 2 miếng gạc vô trùng nhúng nước đun sôi để nguội, nhúng vừa đủ ướt, lau mỗi mắt bằng một miếng gạc. 5. Chăm sóc ăn uống và tiêu hóa * Cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, có nhiều chất kháng khuẩn, miễn dịch, dễ tiêu hóa, hấp thụ, sạch sẽ và thuận tiện khi cho bú và giúp cho tình cảm mẹ con gắn bó hơn. Vì vậy, ngay sau khi bé lọt lòng, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, bé sẽ bú được nhiều sữa non có giá trị dinh dưỡng cao, tránh được suy dinh dưỡng. Đồng thời, bé bú sớm sẽ kích thích tạo sữa nhiều. Mẹ càng ít sữa càng nên cho bé bú sớm. Mẹ phải cho bú theo yêu cầu của bé. Những bé đẻ non, đẻ yếu hoặc bị ốm không bú được thì mẹ nên vắt sữa cho bé uống. * Vệ sinh khi cho con bú Trước khi cho bé bú, bạn cần rửa tay, lau đầu vú sạch sẽ, vắt bỏ vài giọt sữa đầu. Khi cho bé bú, bạn cần cho bé ngậm sâu vào trong quần đen quanh núm vú. Bạn dùng tay nâng vú và kéo ấn núm vú lại, ngón trỏ hơi ấn nhẹ vú để cho bé dễ bú và khỏi bị sặc sữa. Sau khi cho bé bú xong, bạn phải vắt kiệt sữa còn lại và lau sạch đầu vú. * Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ Để có đủ sữa nuôi con, bạn phải biết cách bảo vệ nguồn sữa của mình ngay từ khi mang thai và trong thời kì cho con bú. Bạn hãy chăm sóc hai bầu vú, đừng để đầu vú bị tụt, bị nứt hoặc vú bị áp xe. Ba tháng cuối của thời kỳ mang thai, bạn cần rửa đầu vú hằng ngày và day vú cho mềm để thông tia sữa. Nếu đầu vú tụt, bạn dùng hai ngón tay cái ấn vào núm vú và kéo ra nhiều lần trong ngày. Bạn cần ăn uống đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có nhiều sữa nuôi con. Trước và sau khi cho bé bú, bạn nên uống thêm một ly nước đường hoặc nước trái cây, một ly sữa đậu nành hay sữa bò hoặc ăn một chén cháo. + Lưu ý: Nếu bạn ít sữa hoặc không có sữa thì phải nuôi bé bằng sữa bò, đừng cho bé ăn nước đường hoặc nước cháo (đường, muối), vì ăn như vậy bé sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh và chậm lớn. Khi chọn sữa bò cho bé bạn cần lưu ý: Chọn sữa đúng tháng tuổi của bé, chưa quá thời gian sử dụng; xem xét thành phần của sữa (hàm lượng protein, vitamin,...). Lưu ý: Hộp sữa đặc có đường mở quá 3 ngày không nên cho bé dùng nữa. Các loại sữa khi dùng phải pha đúng cách và đảm bảo vệ sinh. + Lưu ý:
Mỗi lần sau khi bú mẹ, hoặc sữa bò, cho bé uống 1 - 2 muỗng nhỏ nước đun sôi để nguội, nhằm tránh đọng cặn sữa dễ gây tưa miệng. Thỉnh thoảng nên lấy tăm quấn bông tẩm mật ong lau lưỡi cho bé; nếu thấy trên lưỡi của bé có lớp trắng phủ, bé bỏ bú thì lấy lá rau ngót rửa sạch, giã vắt lấy nước thấm bông hoặc lấy glyxerinborat để tránh tưa cho bé. * Tiêu hóa: Bình thường sau khi sinh 24 giờ, bé bắt đầu thải phân su trong khoảng 2 - 3 ngày. Phân su màu xanh thẫm không có mùi thối. Hết giai đoạn phân su thì phân sẽ có màu vàng sẫm, sền sệt lỏng, trung bình bé đi ngoài 5 lần/ngày. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên dùng gạc thấm nước ấm rửa sạch khu vực hậu môn cho bé, tránh hăm loét. Nếu trong những ngày đầu, sau khi sinh, bạn không thấy bé đi ngoài phân su, bụng chướng to dần, kèm với nôn (hoặc không nôn) thì cần phải cho bé đi khám ngay ở các cơ sở y tế. Xem thêm: Comments are closed.
|
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|