Trong tháng tuổi này bé đã có nhiều tiến bộ: muốn được làm vừa lòng bạn, nên bé sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của bạn; bé rất thích được mẹ khen và bé cũng sẽ không vui khi bị mẹ chê. Do vậy, bạn phải nhẹ nhàng, khoan dung đối với bé. Bạn đừng bao giờ ép buộc, ra mệnh lệnh, hoặc chê trách bé. Mà bạn hãy thường xuyên khen ngợi, động viên khi bé tự làm được một điều gì đó, dù là rất nhỏ. Điều này sẽ khích lệ bé, khiến bé luôn tự tin vào bản thân mình. Bạn hãy giao cho bé những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện như bảo bé đưa tờ báo cho bố, giúp mẹ cất đồ chơi... Bé bắt đầu biết các bộ phận của cơ thể mình như mắt, tai, mũi... Nhận biết được các nhân vật quen thuộc trong truyện; nhận biết được con mèo trong tranh và con mèo đồ chơi... Bé có thể bắt chước tiếng kêu của một số con vật như mèo, chuột, gà, chim... Đến tháng tuổi này, bé đã biết dùng những câu đầu tiên - câu một từ. Bé nói những câu một từ trong khoảng nửa năm. Đồng thời câu một từ có thể dùng để chỉ nhiều vật và nhiều người khác nhau. Song câu nói một từ này của bé có đặc điểm là gắn liền với văn cảnh. Nhờ có văn cảnh cùng với ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của bé mà chúng ta hiểu được điều bé muốn nói. Ví dụ khi bị nói "cơm" bạn sẽ hiểu là bé muốn ăn cơm. Bạn đừng bao giờ đón trước ý muốn của bé, mà hãy tạo các cơ hội buộc bé phải tự nói ra các ý muốn của mình. Ví dụ: khi muốn uống nước, bé nói "mẹ", mặc dù đã hiểu ý muốn của bé, bạn cũng đừng đưa nước ngay cho bé mà nên hỏi lại "Con muốn cái gì?" Sao cho bé phải nói lên được từ "nước", nếu bé vẫn không nói được, thì bạn sẽ nói với bé: "Mẹ cho con nước" và nhắc lại từ "nước". Cứ như vậy thì chẳng bao lâu bé sẽ nói được hai từ "Mẹ, nước". Bé thích nghe các âm thanh, do đó bạn nên giới thiệu với bé các loại âm thanh: tiếng các loại vật, xe cộ và âm nhạc. Ví dụ: "tiếng cửa kêu cót két", "tiếng ôtô bim bim", "tiếng giấy sột soạt"... và cho bé nhắc lại những từ dễ như "bim bim"... Bạn nên nói cho bé biết tên, màu sắc, cấu tạo của bất cứ đồ vật nào mà bé gặp. Đọc đi, đọc lại một hai câu chuyện mà bé ưa thích, nói tên các nhân vật để bé nhắc theo, hoặc hỏi bé tên nhân vật trong chuyện (ví dụ: chỉ vào em bé trong truyện và hỏi bé: "Ai đây ?") Bé đã đi được, nhưng chưa vững, còn chập chững, bước thấp, bước cao. Bé có thể cúi xuống để nhặt đồ chơi, mà không cần vịn vào một vật khác. Bạn nên tạo điều kiện để bé được vận động, được đi lại, leo trèo (bậc cầu thang, giường, ghế...) nhưng bạn phải thường xuyên để ý và giúp đỡ bé khi cần thiết vì bé rất dễ bị ngã. Bé biết tự cầm cốc để uống nước; biết cầm thìa thức ăn đưa vào miệng, nhưng chưa chính xác. Bé đã biết xếp tháp bằng ba khối gỗ; bắt đầu biết giở trang sách. Bạn nên cho bé các khối gỗ nhiều màu sắc để bé xếp tháp (nếu bé không biết xếp tháp thì bạn hãy xếp mẫu cho bé bắt chước; bạn đừng quên phải luôn luôn kết hợp lời nói với hành động : "Mẹ chồng khối gỗ màu đỏ lên khối gỗ màu xanh"...); cũng cho bé các quyển sách với các trang giấy hơi dày một chút để bé tập giở sách. Bé biết lúc nào bé muốn đi tiểu, nhưng sự kiềm chế của bé còn kém, nên nếu bạn không nhanh là bé sẽ tè ra quần. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé có muốn đi tiểu không ? Tuy nhiên, nếu bé có lỡ tè ra thì bạn hãy vui vẻ, nếu không, sự cáu giận của bạn sẽ khiến bé sợ hãi mỗi khi buồn đi tiểu và điều này không có lợi cho sức khỏe của bé. Bé bắt đầu biết ngồi bô để đi ngoài sau bữa ăn, nhưng đừng bắt bé ngồi quá lâu. Xem thêm: Bé phát triển như thế nào từ 18 - 24 tháng tuổi Comments are closed.
|
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. Archives
October 2020
Categories
All
|